Thượng Đỉnh “Paris 2015”: Thay Đổi Khí Hậu, Viễn tượng con người năm 2070 - 1 / 2 (Mai Thanh Truyết)

Viễn tượng con người năm 2070
Nhập đề.
Những thương thuyết quốc tế về viễn tượng hâm nóng toàn cầu bắt đầu từ Thượng đỉnh Rio de Janeiro (Rio Summit), Ba Tây năm 1992. Vào năm 1997, Nghị định Thư Kyoto ra đời ở Japan
với nhiều quyết định cho toàn cầu trong đó, tất cả các quốc gia hứa sẽ giảm sự phát thải khí carbonic (CO2) vào năm 2005 ngang bằng với lượng phát thải của mỗi quốc gia ở năm 1995.
Đều nầy đã được nhắc lại ở Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol) một lần nữa vào năm 2005, ở Chương trình Hành động ở Bali (Bali Action Plan) năm 2007, và nhắc nhở việc thực thi ở Copenhagen năm 2009 với mục tiêu chung là giới hạn sự hâm nóng toàn cầu dưới 20C.


Vào năm 2010, Hội nghị Cancun (Cancun Conference) ghi nhận mục tiêu tập thể tất cả các quốc gia đã ký vào Nghị định thư Kyoto như là một kết ước chung về việc thành lập Quỹ Khí hậu Xanh (Green Climate Fund) và việc thiết lập Hội nghị Durban (Durban Platform). Từ đó, thành hình Thỏa thuận Khái niệm Căn bản Liên Hiệp Quốc về Thay đổi Khí hậu (UN Framework Agreement on Climate Change).

Năm 2011, tại hội nghị Durban, các nước đã đồng ý trong năm 2015 phải đạt được một nghị định thư, một văn kiện được coi là công cụ pháp luật hoặc một giải pháp có sức mạnh pháp lý. Từ đó đến nay chưa thấy có các cuộc thảo luận và các câu hỏi vẫn còn để ngỏ.

Hội nghị Doha (Doha Conference) tiếp theo sau làm sáng tỏ thêm quyết tâm của các quốc gia phát triển trong việc gia hạn Nghị định thư Kyoto trong giai đoạn 2013 -2020 và được ký kết tại Bali 2014.

Hội nghị Warsaw 2013 (2013 Warsaw Conference) đã quyết định một bước quan trọng là mỗi quốc gia trên thế giới PHẢI “công bố’ “mức đóng góp” của mình trong việc giải quyết vấn nạn hâm nóng toàn cầu.

Và từ đó, Hội nghị kỳ thứ 21 về Thỏa thuận Khái niệm Căn bản Liên Hiệp Quốc về Thay đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc ra đời tại Paris.

Từ ngày 30 tháng 11 cho đến 11 tháng 12, tại Paris sẽ diễn ra “Hội nghị kỳ thứ 21 về Thỏa thuận Khái niệm Căn bản về Thay đổi Khí hậu của mọi Thành viên Liên Hiệp Quốc” (21th Session of the Conference of the Parties to the United Nations Framework Convention on Climate Change – UNFCCC). Đây là một thượng đỉnh hết sức quan trọng cần thiết để đi đến một giải pháp đồng thuận về sự biến đổi khí hậu áp dụng cho mọi quốc gia nhằm mục tiêu gìn giữ sự hâm nóng toàn cầu tăng trưởng dưới 20C cho đến cuối thế kỷ 21 nầy.
Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển, được gọi là Hội nghị thượng đỉnh Trái đất Rio, được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil vào tháng 6 năm 1992, quy tụ 178 quốc gia.

Thỏa thuận Khái niệm Căn bản trên là kết quả của Thượng đỉnh Rio de Janeiro năm 1992 (Rio de Janeiro Earth Summit), và có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 3 năm 1994 do 196 quốc gia phê chuẩn. Đây là một nguyên tắc phổ quát ghi nhận rằng ảnh hưởng do con người tạo dựng cũng như các quốc gia kỹ nghệ là nguyên nhân chính tạo ra tình trạng của trái đất ngày hôm nay. Do đó, 196 “thành viên” (parties) đã phê chuẩn sẽ nhóm họp trong thời gian kể trên và sẽ phải đưa ra những quyết định; và đó là kết quả sau cùng của Nghị hội Thành viên (The Conference of the Parties - COP). Hội nghị nầy sẽ nhóm họp thường xuyên hơn hàng năm sau đó khi Thượng đỉnh đi đến kết luận và đề ra mục tiêu cần thiết để khống chế hay hạn chế sự thay đổi khí hậu toàn cầu…

Theo tin từ REUTERS/Christian Hartmann ngày 30/11/2015 tường trình từ Paris:”Với sự tham dự của 150 nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ cùng với 196 đoàn đại biểu của các nước, các tổ chức quốc tế gồm khoảng 10.000 người và số lượng phóng viên báo chí tương đương, Hội nghị Quốc tế về Khí hậu - COP21, hôm nay 30/11/2015 đã chính thức khai mạc tại Le Bourget, ngoại ô phía bắc thủ đô Paris.

Hội nghị lần thứ 21 của Liên Hiệp Quốc về chống biến đổi khí hậu lần này đặt mục tiêu là đưa ra được một thỏa thuận lịch sử để hạn chế quá trình tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 2°C”.

Đặc phái viên RFI Thanh Phương từ Bourget tường trình như sau:”…Rất nhiều nước, trong đó có Việt Nam, trong dịp này, đã lập những gian nhà hoặc phòng triển lãm, giới thiệu những nỗ lực của nước mình trong cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu.

Riêng Việt Nam, vào chiều (30/11), có tổ chức cuộc đối thoại cấp cao với các đối tác quốc tế về hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, với sự tham gia của đại diện nhiều nước như Úc, Đan Mạch, Đức, Hòa Lan, Phần Lan, Pháp và đại diện các tổ chức như Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB)».

Đến lúc này, toàn thế giới đều đã nhận thức được một trong những nguyên nhân khiến khí hậu trái đất ấm lên là do phát thải từ việc sử dụng năng lượng hóa thạch, phương thức sản xuất nông nghiệp, nạn phá rừng gia tăng.

Để chuẩn bị cho Hội nghị Paris lần này, 183 trên tổng số 195 quốc gia đã công bố kế hoạch cắt giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Hội nghị COP21 sẽ phải đưa ra được các cam kết có ràng buộc. Tiến trình thương lượng vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là khi vấn đề chống biến đổi khí hậu đụng chạm đến vấn đề kinh tế.

Hội nghị thượng đỉnh trái đất ở Rio De Janeiro, Brazil vào ngày 02 tháng 6 năm 1992.
BRAZIL - THÁNG 05: Hội nghị thượng đỉnh Trái đất tại Rio de Janeiro, Brazil vào ngày 02 tháng 6 năm 1992. (Ảnh của Antonio RIBEIRO / Gamma-Rapho qua Getty Images)

Trước đó, vào ngày hôm 29/11, do đang trong tình trạng khẩn cấp, mọi cuộc biểu tình bị cấm. Tuy nhiên, tại quảng trường La République ở Paris, một nhóm gồm khoảng vài trăm người chống COP21 vẫn biểu tình và đã xảy ra xô xát với lực lượng giữ gìn trật tự. Kết quả là hơn một trăm người đã bị câu lưu”.

Tại sao có những cuộc biểu tình?
· Các tổ chức bảo vệ môi trường Philippines tập hợp biểu tình tại Manila, kêu gọi tinh thần trách nhiệm của giới lãnh đạo - REUTERS /Erik De Castro.
· Một ngày trước lễ khai mạc Thượng đỉnh khí hậu thiên niên kỷ COP21 tại Paris, dân chúng ở nhiều thủ đô trên địa cầu tổ chức những cuộc tuần hành khổng lồ. Cuộc «trường chinh» bước sang ngày thứ ba gây áp lực đòi 150 nhà lãnh đạo thế giới đạt thỏa thuận cao vọng về khí hậu, hầu tránh cho trái đất nạn diệt vong.
· Từ hôm 27/11/2015, hàng chục ngàn cuộc biểu tình đã được tổ chức trên khắp thế giới để đòi hỏi những biện pháp mạnh chống gia tăng nhiệt độ khí quyển và gây áp lực với đại diện của 195 quốc gia thương lượng tại Le Bourget, ngoại ô phiá bắc Paris.


COP 21 tại Paris. Nó sẽ kéo dài 12 ngày với sự có mặt của 180 quốc gia, đồng ký "Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu"

· Theo AFP, do vị trí địa lý, cuộc tuần hành đầu tiên trong ngày Chủ nhật 29/11/2015 huy động 45.000 người ở Sydney, hàng ngàn người đội mưa xuống đường ở Seoul. Phong trào vận động tiếp nối tại New Delhi, rồi Luân Đôn cho đến New York, Rio de Janeiro, Mexico ở châu Mỹ.

· Tại Sydney, người biểu tình mang biểu ngữ kêu gọi tinh thần trách nhiệm của giới chính trị: Đoàn kết thế giới, Không có kế hoạch B, Phải tấn công vào nguồn cội….

· Một thành viên của tổ chức chống nạn đói Oxfam nhận định: những người ít gây ô nhiễm nhất lại là nạn nhân đầu tiên lãnh hậu quả của hiệu ứng nhà kính. Hàng loạt quốc đảo trong vùng Thái Bình Dương có nguy cơ bị nước biển xóa tên.

· Gần đến ngày diễn ra hội nghị quốc tế về khí hậu COP21 tại Paris, ngày 12/11/2015, hai tổ chức phi chính phủ công bố một báo cáo trong đó tố cáo các quốc gia trong G20 mỗi năm bỏ ra gần 500 tỉ đô la đầu tư cho lĩnh vực năng lượng hóa thạch, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng biến đổi khí hậu. Hai tổ chức phi chính phủ Overseas Development Institut và Oil Change International, khẳng định trong bản báo cáo « chính phủ của nhóm nước G20 mỗi năm đầu tư khoảng 452 tỉ đô la hỗ trợ cho sản xuất năng lượng hóa thạch, mặc dù họ đã cam kết tiến tới xóa sổ năng lượng hóa thạch để tránh tai họa biến Báo cáo còn đưa ra so sánh: Số tiền đầu tư nói trên cho năng lượng hóa thạch cao gấp gần bốn lần tổng chi phí thế giới cho năng lượng tái tạo. (121 tỉ đô la/năm). Các tác giả báo cáo nói trên còn ghi nhận Trung Cộng là nước trong nhóm G20 đầu tư tài chính lớn nhất cho năng lượng hóa thạch (77 tỉ đô la mỗi năm). (Anh Vũ)

Những con gấu trắng làm các nhà hoạt động tại Tháp Eiffel, Paris, ngày 12 tháng 12 năm 2015 trong Hội nghị COP21, Hội nghị Thay đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc.

Tất cả vì những lới hứa!
Cho đến nay, chỉ có 56 quốc gia – chịu trách nhiệm gần 70% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính – chính thức thông báo phần đóng góp. Mức đóng góp này được ghi nhận là không đủ để hạn chế mức tăng nhiệt độ không quá 2°C.

Cũng cần nên nhớ, trong kết ước Nghị định thư Kyoto năm 1997, các quốc gia đồng ý tiết giảm sự phóng thích khí carbonic vào môi trường là giảm thiểu 12% so với lượng khí thải vào năm 1995. Nhưng tiếc thay, chỉ có một vài quốc gia như Anh và Đức…thực hiện kết ước mà thôi!


Ngoại trưởng Pháp cảnh báo : Nếu không có các nỗ lực đặc biệt, nhiệt độ Trái đất hoàn toàn có thể tăng quá 4°C từ nay đến cuối thế kỷ. .  
   Home   [ 1 ]  [ 2 ]  

Aucun commentaire: