· Lời hứa của quốc gia tổ
chức Pháp trong vấn đề năng lượng, không khí và khí hậu như sau:”La loi de
Transition énergétique franchit avec succès une nouvelle étape: La France
exemplaire est en marche vers la COP21”
Hứa là sẽ:
- Giảm thiểu 40 % phát
thải khí nhà kinh (green house effects) cho đến năm 2030 so với năm 1990;
- Giảm xử dụng năng lượng
hóa thạch (fossil energy) ở mức 30% vào năm 2030 so với năm 2012;
- Xử dụng năng lượng
“sạch” chiếm 40% cho năng lượng điện vào
năm 2030;
- Giảm thiểu việc xử dụng
năng lượng xuống 50% vào năm 2050 so với năm 2012;
- Giảm thiểu 50 % lượng
rác phế thài vào năm 2050 so với năm 2012;
Hứa cho nhiều, nhưng chẳng thấy…
China women wear masks as
haze from smog caused by air pollution hangs over the Forbidden City in Beijing.
· Hoa Kỳ và Trung Cộng năm
2014 đã có một bước tiến quan trọng khi ấn định mục tiêu giảm khí thải gây hiệu
ứng nhà kính từ nay đến sau năm 2020. Washington cam kết cho đến năm 2025 sẽ
giảm 26% đến 28% so với năm 2005, còn với Bắc Kinh là đến năm 2030. Trong lời
tuyên bố, hai nguyên thủ nhấn mạnh đến các biện pháp mới hoặc đã có, chứng tỏ
hai nước phát thải nhiều nhất trên hành tinh đóng vai trò nghiêm túc và «sẽ đưa
thế giới đến một hiệp ước toàn cầu về khí hậu». Như vậy mà … Outdoor air
pollution contributes to the deaths of an estimated 1.6 million people in China every year, or
about 4,400 people a day, according to a newly released scientific paper. Điều
cần nhấn mạnh là, Hoa Kỳ phát thải khoảng 7 tỷ tấn CO2 trong năm 2014 và Trung
Cộng, 10 tỷ; trong lúc đó, Mỹ sản xuất khoảng 19% sản phẩm toàn cầu, và Trung
Cộng sản xuất 21% mà thôi.
Rồi cũng tiếp tục hứa!
· Là một quốc gia phát khí
carbonic đứng hàng thứ tư trên thế giới, Ấn Độ vừa cam kết giảm bớt lượng thải
khí CO2 và phát triển năng lượng tái tạo, góp phần cải thiện môi trường. Ngày
01/10/2015, Ấn Độ trình lên LHQ một bản báo cáo với nội dung cam kết đẩy mạnh
vai trò của các loại năng lượng tái tạo và giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng
nhà kính. Không đi sâu vào chi tiết, nhưng New Delhi hứa từ nay cho đến năm
2030 Ấn Độ sẽ cố gắng giảm 35 % lượng khí thải carbonic so với thời điểm của
hồi năm 2005. Ngoài ra New Delhi cũng thông báo phát triển năng lượng tái tạo
để trong 15 năm nữa, năng lượng sạch bảo đảm đến 40% nhu cầu tiêu thụ của quốc
gia Nam Á này. Tỷ lệ năng lượng tái tạo trên được sử dụng tại Ấn Độ hiện chỉ là
12 % theo thẩm định của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace. Tuy nhiên để đạt
được mục tiêu nâng tỷ lệ năng lượng sạch đang từ 12% lên thành 40% Ấn Độ cần
được quốc tế hỗ trợ cả về phương diện tài chính lẫn công nghệ. Tuy “hứa” như
trên đây, nhưng Ấn Độ vẫn trách các quốc gia đã phát triển như sau:”Ấn Độ biện
minh cho quan điểm của mình và đòi được quyền phát triển. Theo Le Monde, Ấn Độ
trước hết bảo vệ quyền lợi riêng: Ở một đất nước mà hàng trăm triệu hộ gia đình
chưa có nhà vệ sinh, không có đủ điện nước để sinh hoạt, thì việc chống biến
đổi khí hậu vẫn là một điều gì đó còn trừu tượng xa vời, một thứ xa xỉ phẩm mà
người nghèo chưa dám nghĩ tới. Các nhà phân tích đơn cử một ví dụ minh họa cho
sự đối chọi Nam-Bắc: người giàu muốn đóng tiền bảo hiểm nhà cửa, trong khi
người nghèo bữa ăn chưa no, tiền đâu mà tính đến chuyện mua nhà.
Vì thế cho nên, để đạt
được mục tiêu, hội nghị COP21 phải giải quyết đầu tiên hết một vấn đề: các nước
giàu chịu chi bao nhiêu tiền và trong bao lâu, để khuyến khích giúp đỡ các nước
nghèo (hay các quốc gia đang phát triển) nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Hiện
tại vẫn có hơn 300 triệu dân Ấn Độ không có điện và quốc gia đông dân này
thường xuyên bị mất điện.
Phải chăng lại có thêm một
lời hứa…Lèo nữa?
Vài suy nghĩ về Hiện tượng
Hâm nóng toàn cầu
Với hàng triệu động cơ vận
hành mỗi ngày, hàng triệu máy cắt cổ, máy thổi lá chuyển vận, nhiều triệu
lon/chai của đủ loại nước ngọt, bia tiêu dùng..., thán khí (CO2) thênh thang đi
vào bầu khí quyển cùng với thân nhiệt và thán khí thoát ra từ buồng phổi của
hơn 7 tỷ con người. Và thêm nữa, các quy trình công nghệ sản xuất/chế biến, việc
xử dụng lò sưởi trong mùa đông, cùng các công nghệ khai thác quặng, khí v.v...
đã đóng góp không nhỏ vào lượng thán khí trong không khí. Hiện tượng hâm nóng
toàn cầu khởi sinh từ các nguyên nhân kể trên.
Các khoa học gia đã ước
tính rằng nếu không có biện pháp làm giảm thiểu lượng thán khí thải hồi thì
lượng khí trên sẽ tăng gấp đôi trong vòng 50 năm tới nếu giữ cùng một nhịp độ
phát triển như hiện nay. Trong thiên nhiên, cây xanh là nguồn trợ lực chính hấp
thụ khí carbonic; nhưng với đà phá rừng ở Phi châu, Á châu, Nam Mỹ... e rằng
con số ước tính 50 năm trên sẽ bị thâu ngắn lại.
Năm 1990, loài người đã
thải ra độ 27 tỷ tấn thán khí, và số lượng nầy đã được cây cỏ hấp thụ độ 50%.
Ngày nay, 2015, với đà phát triển tăng nhanh, với số lượng dân số không ngừng
tăng trường, và với rừng (cung cấp cây xanh) bị tàn phá do phát triển nông
nghiệp, chăn nuôi, hoặc đô thị hóa v.v… chắc chắn lượng khí carbonic sẽ tăng
gấp đôi dưới 50 năm tới, nếu thế giới không có biện pháp tích cực để tiết giảm
sự phát thải nầy.
Với tính cách thông tin,
một người Mỹ thải ra trung bình hàng năm 19 tấn khí CO2, so với người Tàu là
4,7 tấn, và người Ấn Độ, 2,4 tấn. Số liệu nầy được suy ra từ tất cả các nguồn
tạo ra CO2 trung bình cho nhu cầu và tiện nghi cho sinh hoạt của con người như
xe cộ, điện năng dùng hàng ngày, nước nóng, máy điện toán, điện thoại v.v…)
Nhưng số lượng trên ngày
càng tăng dần với đà phát triển. Thống kê ghi nhận rằng từ năm 1902 đến 1990
nhiệt độ bầu khí quyển tăng lên khoảng 1oC; nhưng trong khoảng thời gian từ 1995
đến 1998, nhiệt độ tăng lên đến mức độ báo động là 0.25oC.
Và chuyện gì sẽ xảy ra khi
nhiệt độ trong bầu khí quyển tăng lên?
Trước hết, khối lượng băng
hà ở Bắc cực và Nam cực sẽ tan dần và lần lần thu hẹp diện tích đất sinh hoạt
của loài người. Trên các đại dương, chỉ cần nhiệt độ tăng thêm 1,5oC thì hầu
hết các vùng sinh thái của san hô và phiêu sinh vật sẽ bị hủy diệt, làm cạn
kiệt nguồn lương thực biển vì tôm cá không còn nơi trú ngụ, sinh sản (nhiệt độ
trung bình ở các vùng biển nhiệt đới là 30,5oC).
Hai hiện tượng trên đang
xảy ra trên trái đất của chúng ta với vận tốc đáng ngại!
Có nhiều biện pháp để ngăn
chận và giảm thiểu việc tăng trưởng lượng thán khí trên toàn cầu:
Hạn chế và kiểm soát lượng
thán khí thải hồi trong kỹ nghệ qua khuyến cáo Kyoto năm 1997 do hầu hết các
quốc gia trên thế giới soạn thảo và đồng ý.
Hoặc xử lý lượng khí thải
hồi bằng phương pháp tách rời và cô lập hoá học (sequestration technology).
Thán khí cô lập được bơm vào dưới lòng biển sâu và nước biển sẽ hấp thụ khối
lượng trên. Hoặc thán khí được bơm vào các vùng quặng mỏ than đá từ đó than sẽ
phản ứng với thán khí để hình thành khí methane không ảnh hưởng lên hiện tượng
hâm nóng toàn cầu.
Cả hai phương pháp nầy đã
đi dần đến hoàn chỉnh và có thể được đem ra áp dụng trong những năm sắp đến. Tuy
nhiên biện pháp dùng thiên nhiên để hấp thụ khí carbonic vẫn là phương pháp tối
ưu nhứt.
1 - Thay vì phá rừng để
phục vụ cho nhu cầu kỹ nghệ, cần phải tái tạo rừng và trồng thêm rừng mới để
tăng thêm diện tích cây cỏ hầu ngăn chận hay làm chậm tiến trình hâm nóng toàn
cầu.
2 - Và sau hết, con người
cần phải tự nguyện hạn chế việc sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu bừa bãi.
Nếu thực hiện được các
việc trên hy vọng chúng ta có thể giải quyết được vấn nạn sinh tử của nhân
loại.
Vài suy nghĩ cho toàn cầu
Như đã nói ở các phần
trên, vấn nạn ảnh hưởng đến môi sinh trên toàn thế giới trong thời gian tới
cùng với những biện pháp phòng ngừa và hạn chế ô nhiễm đều có tính cách liên
đới ảnh hưởng lên mọi quốc gia. Xu hướng toàn cầu hóa trong lãnh vực nầy sẽ
không có biệt lệ nào khác. Tuy nhiên, sự phân bố không đồng đều về mặt phát
triển kỹ thuật, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế-chính trị của đa số các
quốc gia đang phát triển không cho phép họ có tầm dự phóng xa hơn những vấn đề
sống còn trước mắt.
Do đó, các nước hậu kỹ
nghệ cần phải thông cảm và có sự thật tâm giúp đở về nhân sự, tài chánh và kỹ
thuật...để các nước đang phát triển có điều kiện theo kịp đà tiến hoá và cùng
góp tay chia sẻ việc bảo vệ môi sinh để cùng tồn tại. Giai đoạn thực dân bốc
lột, vét đoạt tài nguyên của những nước nghèo sẽ không còn thấy trong thế kỷ
thứ 21 nầy nữa. Trong chiều hướng suy nghĩ đó, vài đề nghị gợi ý sau đây nói
lên những bước cần nên làm đối với các nước hậu kỹ nghệ và những nước đang phát
triển.
Trước hết, biện pháp làm
giảm thiểu hay hạn chế sự hâm nóng toàn cầu là ưu tiên hàng đầu cho mọi quốc
gia, đặc biệt đối với các quốc gia hậu kỹ nghệ. Ngân sách quốc gia cần được
tăng cường trong nghiên cứu và cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các cơ xưởng công
nghệ. Hạn chế hay nghiêm cấm các cơ sở sản xuất tạo ảnh hưởng tác hại đến lớp
ozone trên bầu khí quyển. Điều cần phải làm trước nhất là “giáo dục” người dân
ở những nước nầy giảm bớt phung phí trong việc sử dụng năng lượng, tài nguyên
thiên nhiên và chấm dứt việc phí phạm nguồn nước sinh hoạt. Một thí dụ điển
hình là, chỉ trong một ngày vận động cho việc làm sạch bầu khí quyển bằng cách
yêu cầu dân chúng sử dụng xe đạp hoặc đi bộ, hay dùng xe công cộng...thủ đô của
Colombia đã giảm 27% lượng thán khí thải hồi so với mức sinh hoạt bình thường
hàng ngày.
Đối với định mức tiêu
chuẩn tối thiểu mà cơ thể con người có thể chấp nhận được đối với các hoá chất,
kim loại độc hại... trong không khí và trong nguồn nước cần phải được soạn thảo
trên bình diện toàn cầu và phải có sự đồng thuận của tất cả. Một khi đã chấp
thuận một định mức nào đó, mọi quốc gia đều phải chấp hành nghiêm chỉnh. Một
thí dụ cụ thể cho tiêu chuẩn chấp nhận được của sự hiện diện của arsenic trong
nước uống hiện tại là: 10ug/L cho Hoa Kỳ, 15 ug/L ở Pháp và 10 ug/L đối với
tiêu chuẩn LHQ. Từ những khác biệt trên có thể nảy sinh ra sự so bì và lơ là
của các quốc gia trong việc bảo vệ môi sinh chung.
Các phát minh khoa học kỹ
thuật và công nghệ mới cần được thật thà trao đổi với các quốc gia đang phát
triển. Trợ giúp các nước nầy trong việc trao đổi thông tin kỹ thuật, đào tạo kỹ
thuật viên và khai triển các quy trình công nghệ có hiệu quả cao và an toàn cho
môi sinh. Mọi phát minh mới cần được thông báo cho toàn thể thế giới để tránh
sự thụt lùi và thâu ngắn cách biệt giữa các quốc gia giàu-nghèo.
Đối với những phát minh
hoàn chỉnh, cần phải tiến hành nhanh giai đoạn thử nghiệm (prototype) và áp
dụng tùy theo yếu tố xã hội-kinh tế-môi sinh cho từng vùng hay quốc gia. Làm
được như thế sản phẩm vật chất sẽ được sản xuất nhiều hơn, sự phát thải khí
carbonic sẽ ít hơn, và chuyển tải đến những nơi có nhu cầu sớm hơn nhất là đối
với các nước ở Phi châu, Á châu và Nam Mỹ.
Về nguồn nước, các nước
hậu kỹ nghệ cần hạn chế hoặc thay thế việc sử dụng hoá chất trong các quy trình
sản xuất hiện có và trong tương lai thay thế bằng những nguyên liệu có trong
thiên nhiên để hạn chế hay giảm thiểu mức độc hại trong các phó sản thải hồi.
Với chiều hướng nầy, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã thành công trong việc
áp dụng vào sản xuất và xử lý phế thải. Duckweed (một loại bèo) dùng để hấp thụ
lượng nitrate trong nguồn nước đang được sử dụng rộng rãi; cây bạch dương
(poplar) hấp thụ một số phế thải hữu cơ. Việc thay thế nguyên liệu hoá chất
bằng các hợp chất thiên nhiên như dùng carbohydrate (sản phẩm có trong tiến
trình chế biến phân gia súc) để thay thế hydrocarbon để chế tạo các loại
plastic có thể tự hoại được trong thiên nhiên. Các việc làm trên cần được khích
lệ và phát triển thêm bằng cách đẩy mạnh tài trợ cho nghiên cứu.
Giáo dục là mối quan tâm
hàng đầu để mọi người có thể đến gần nhau và cùng nói chung một ngôn ngữ trong
lãnh vực khoa học kỹ thuật. Do đó các quốc gia đang mở mang cần đầy mạnh việc
phát triển giáo dục ở cấp trung học chuyên nghiệp và đại học để tiếp nhận và
trao đổi các công nghệ mới dễ dàng hơn.
Chính phủ, các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu và tư nhân cùng
hợp tác trong nghiên cứu và kiến thức cùng dựa trên tinh thần trao đổi chân
chính. Việc nâng cao dân trí người dân ở
những nước đang phát triển trong việc bảo vệ môi trường sống chung quanh cần
phải có sự hỗ trợ của cộng đồng các nước hậu kỹ nghệ qua IMF, WB... để bảo trợ
tài chánh-nhân sự- kỹ thuật cùng thúc đẩy tiến trình cải cách.
Thông tin tin học, một khám phá tuyệt vời vào
thập niên sau cùng của thế kỷ 20, cần được đem ra áp dụng rộng rãi cho các nước chậm phát
triển. Thế giới cần trợ giúp cho các nước trên thiết lập mạng lưới thông tin
khoa học tân tiến nầy, tối thiểu ở trong môi trường đại học, nghiên cứu...để
các sinh viên, nghiên cứu viên có điều kiện học hỏi, thu nhập những kiến thức
mới để rồi áp dụng vào điều kiện cụ thể cho từng quốc gia một.
Dựa trên tiêu chuẩn toàn
cầu, khi đã đồng ý ngưng hay cấm sản xuất một sản phẩm nào có khả năng tác hại
lên con người như các loại thuốc sát trùng, các quốc gia hậu kỹ nghệ cần phải
chấm dứt việc sản xuất và chuyển tải qua các nước đang phát triển vì nhu cầu
lợi nhuận. Việc làm nầy cần phải chấm dứt và thế giới cần phải quy định biện
pháp chế tài cho quốc gia vi phạm. Sẽ không còn công dân hạng nhì trong thế kỷ
nầy! (Hóa chất DDT đã bị LHQ cấm sử dụng và sản xuất từ năm 1973, nhưng Nga Sô
và TC vẫn tiếp tục sản xuất và Việt Nam vẫn nhập cảng và hóa chất nầy là sản
phẩm nền tảng cho hầu hết các loại hóa chất hỗn hợp dưới xưng nghĩa hóa chất
bảo vệ thực vật).
Sau hết, việc xuất cảng
mọi phế thải kỹ nghệ dưới bất cứ hình thức nào cần phải chấm dứt. Đây là một
hành động vô nhân đạo không thể tồn tại được cho thế kỷ 21, thế kỷ của hoà bình
và môi trường xanh dương.
Lãnh đạo của các nước đang
phát triển cũng đừng vì nhu cầu ngoại tệ nặng cho quốc gia mà chấp nhận những
loại hóa chất và phế thải độc hại trên.
Các thế hệ sau đó sẽ không
bao giờ tha thứ cho các hành động nầy.
Mai Thanh Truyết
Hội Khoa học & Kỹ
thuật Việt Nam (VAST)
COP21 – 2015
Ghi chú: Vietnam is among
the top 10 countries with the worst air pollution, according to a study
released during this year's World Economic Forum in Davos.
Truyet —
I just got
back from the Climate Justice Rally on the National Mall, and my excitement is
still bubbling over. I was so proud to join hundreds of EDF activists and
thousands of others in Congress's backyard, to echo the Pope's call for climate
action inside the Capitol.
"I am
convinced that we can make a difference and I have no doubt that the United
States —and this Congress—have
an important role to play. Now is the time for courageous actions and
strategies, aimed at implementing a culture of care and an integrated approach
to combating poverty, restoring dignity to the excluded, and at the same time
protecting nature." –Pope Francis
We're seeing
momentum on climate action like never before—and you can join the call for
progress right now!
. . Home [ 1 ] [ 2 ]
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire