Cổ thư
Trung Hoa viết rằng thế kỷ XI TCN, một dòng của vua Vũ nhà Hạ vượt Dương Tử xuống
vùng Chiết Giang, xăm mình, cắt tóc, lập ấp sống với người bản địa rồi trở
thành thủ lĩnh, đứng ra lập nước. Tới thời Chu, được phong ở đất Cối Kê để lo
phụng thờ vua Vũ. Do vị trí quá xa Trung Nguyên nên tiểu quốc Việt không thu
hút nhiều sự quan tâm của nhà Chu và các nước chư hầu lớn. Chỉ đến khoảng 496 -
465 TCN khi Việt Vương Câu Tiễn tiêu diệt nước Ngô, triều Chu phải công nhận nước
Việt là bá chủ Trung Nguyên. Vào năm 333 TCN, nước Sở tiêu diệt nước Việt. Những
thủ lĩnh vùng của người Việt đứng lên lập những quốc gia riêng, được gọi là
Bách Việt. Từ những dòng này của cổ thư, các học giả về sau cho rằng, người Việt
là hậu duệ của Hạ Vũ. Do vậy Bách Việt là nguồn cội của tộc Việt. Các sử gia
người Việt cũng theo thuyết này. Quan niệm như vậy còn truyền tới hôm nay.
Tuy
nhiên, có thực tế là, từ xa xưa, trước cả thời Hoàng Đế, những sắc dân Cửu Lê,
Tam Miêu… là những chi nhánh của người Lạc Việt đã sống đông đúc ở Nam Dương Tử. Nếu thực sự có con cháu vua Thiếu Khang nhà Hạ
vào vùng đất của người Cửu Lê sống rồi làm vua thì cũng chỉ hoàng tộc mới là
con cháu Hạ Vũ. Ta biết, Vũ là người Việt, có thể thuộc nhóm Tày-Thái, được vua
Thuấn truyền hiền, lập ra nhà Hạ ở Trung Nguyên. Con cháu Hạ Vũ như vậy cũng là
người Lạc Việt. Do sinh ra tại lưu vực Hoàng Hà nên người ở đây là hậu duệ của
người Lạc Việt từ Việt Nam di cư lên. Do vậy, con cháu Hạ Vũ là hậu duệ nhiều đời
của người Lạc Việt mà không thể là cội nguồn của dân tộc Việt. Thế nên, việc
cho rằng người Bách Việt là con cháu Hạ Vũ và là cội nguồn dân Việt là không có
cơ sở. Thêm nữa, do Bách Việt xuất hiện quá muộn nên không thể là biểu trưng của
trăm con trong bọc trứng của Mẹ Âu cơ gần 3000 năm trước. Ý tưởng như vậy chỉ
hoàn toàn là gán ghép, áp đặt.
Nay,
nhờ di truyền học khảo sát ADN dân cư Đông Á, ta biết rằng, người Lạc Việt (chủng
Indonesian) được sinh ra ở Việt Nam rồi 40.000 năm trước đi lên khai phá Hoa lục.
Kết hợp với những phát hiện khảo cổ ở Giả Hồ, Hà Mẫu Độ, Lương Chử… cho thấy
dân cư Nam Dương Tử là người Lạc Việt chủng Indonesian. Do vậy, dân cư nước Việt
của vua Câu Tiễn cũng là con cháu người Lạc Việt từ Việt Nam đi lên. Từ đó đưa
tới kết luận: người Bách Việt không phải là cội nguồn của dân tộc Việt mà là hậu
duệ của người Lạc Việt từ Việt Nam di cư lên trong các thời kỳ khác nhau.
Từ
phân tích trên đưa tới kết luận:
1. Bách
Việt là những nước Việt xuất hiện sau năm 333 TCN, một phần từ những mảnh vỡ của
nước Việt bị Việt diệt vong. Một phần từ những bộ lạc người Việt khác nổi lên
sau tời Chiến Quốc mà sử gia Trung Quốc biết tới.
2.
Bách Việt không phải là cội nguồn của dân tộc Việt mà là hậu duệ của người Lạc
Việt sống từ lâu ở Nam Dương Tử. Trong đó Lạc Việt là đất gốc của tộc Việt.
Tài liệu
tham khảo
1. La Hương Lâm. Bách Việt nguyên lưu dữ
văn hóa. Trung Hoa tùng thư. Đài Loan thư điếm, 1955. Bản dịch chép tay của
Vọng Chi Nguyễn Chí Viễn.
2. Âu Đại Nhậm. Tựa Bách Việt tiên hiền
chí. Thư viện Việt Nam, California, Hoa Kỳ, 2006.
ĐẶT LẠI
VẤN ĐỀ
VIỆT
NAM CÓ BỊ HÁN HÓA?
Là kẻ
hậu sinh, đọc sách rồi nghe các vị trưởng thượng nói “Việt Nam bị Hán hóa,”
không biết từ bao giờ, tôi đã tin như một lẽ tự nhiên. Nhưng mới đây, không hiểu
sao, một câu hỏi chợt gợi lên từ tâm thức: Có đúng Việt Nam bị Hán hóa? Trong
khi tìm lời giải, tâm trí tôi lại gợi lên hai câu hỏi khác: “Nguyên do nào và từ
bao giờ xuất hiện ý tưởng Việt Nam bị Hán hóa?” Khi đi tìm lời đáp, tôi nhớ câu
truyền ngôn nghe từ thời thơ trẻ ở làng quê “Hoa Việt đồng văn đồng chủng.” Một
khi đã đồng văn đồng chủng thì làm gì có chuyện Hán hóa? Tĩnh tâm kiểm lại những
văn bản của thời Trung đại mà mình từng đọc, tôi dường như không thấy tài liệu
nào đề cập chuyện này. Không tin vào trí nhớ mong manh của mình, tôi bấm máy hỏi
một học giả uyên bác. Đang chuyện trò ngon trớn, nghe câu hỏi, ông sựng lại ngỡ
ngàng. Lát sau ông trả lời: “Ờ, ờ… mình cũng chưa thấy. Nhưng để suy nghĩ
thêm…” Mấy bữa sau, ông xác nhận là chưa từng đọc được ý tưởng nào như thế vào
thời Trung đại. Chỉ có vua Trần dặn quần thần không được bắt chước Trung Quốc!
Sau
hơn 20 năm hoạt động, Viện Viễn Đông Bác cổ công bố nhiều kết quả khảo cứu về lịch
sử văn hóa Việt Nam. Năm 1912, trong công trình đầu tiên và có ảnh hưởng lớn tới
tiếng Việt: “Các nghiên cứu về ngữ âm lịch sử của tiếng An Nam” (Etudes sur la
phonétique historique de la langue annamite: Les initiales), Viện sỹ Henri
Maspéro cho rằng, tiếng Việt vay mượn khoảng 75% từ ngôn ngữ Hán. Tuy nhiên,
ông không phải người đầu tiên đề xuất điều này. Trước đó, vào năm 1838 Giám mục
Taberd (tác giả cuốn Nam Việt-Dương Hiệp Tự vị) từng phát biểu: “tiếng Việt chỉ
là một nhánh bị thoái hoá của tiếng Hán”. Nhiều học giả cho rằng, cơ sở để
Taberd đưa ra ý kiến này là trong vốn từ của tiếng Việt, từ vựng có nguồn gốc
Hán chiếm đa số. Tuy nhiên, mặc dù có tới 75% từ vựng tiếng Việt có gốc Hán
nhưng đại đa số những từ đó đều là những từ văn hoá (những từ thể hiện trình độ
phát triển của xã hội). Do đó, chúng phải là những từ vay mượn, chứ không phải
là những từ mang tính nguồn gốc.
Tiếp
đó, Aurousseau tuyên bố: “Năm 333 TCN, do nước Sở diệt nước Việt, con cháu của
Việt Vương Câu Tiễn chạy xuống Bắc Việt Nam, làm nên người Việt Nam hôm nay.”
Những kiến thức của các bậc thầy khai hóa khẳng định rằng người Việt là một
nhánh của người Tàu từ mấy trăm năm trước Công nguyên. Không chỉ vậy, trong
nghìn năm Bắc thuộc, người Tầu sang, đồng hóa tiếp khiến cho tiếng nói phải vay
mượn tới 75% từ tiếng Tàu! “Tri thức khoa học” tân kỳ ấy được những học giả
tiên phong người Việt như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố… biên thành sách sử dạy
dỗ dân Việt. Phải chăng, ý tưởng Việt Nam bị Hán hóa nảy sinh như vậy? Rồi từ
đó ăn sâu trong tiềm thức người Việt. Học theo thầy Tây, ông Nguyễn Tài Cẩn,
nhà ngữ học hàng đầu, “khám phá”, trong tiếng Việt có lớp từ Hán cổ và lớp từ
Hán Việt Việt hóa, đẩy tỷ lệ vay mượn của tiếng Việt lên cao thêm. Ông Trần Quốc
Vượng, một trong tứ trụ của nền Sử học đương đại tuyên bố dõng dạc trên BBC tiếng
Việt: “Tôi đã nói rồi, nói với ông Phạm Văn Đồng rằng, chúng ta có một nghìn
năm Bắc thuộc, tính cách nào thì cũng một nghìn năm. Quan sang này, rồi lính tới
này. Chúng ta bị đồng hóa đứt đuôi!”
Cũng
phải nói đến một sự thật là, suốt thời Trung đại, kẻ sỹ người Việt đều nhuần thấm
Tứ Thư, Ngũ Kinh, đều thuộc Sử, Tử, đều hiểu và vận dụng thành thạo Dịch lý, Tử
vi, Phong thủy… Không chỉ vậy, tri thức được coi là của Tàu đó cũng thấm đẫm
trong cuộc sống của người bình dân ít học. Điều này mặc nhiên gợi cho người ta
nếp nghĩ: vào thời Bắc thuộc, người Trung Quốc mang những thứ đó sang để khai
hóa người Việt. Và đấy là sự Hán hóa!
Tuy
nhiên, sau hơn 10 năm khảo cứu tới tận cùng lịch sử văn hóa Việt, tôi phát hiện
là hoàn toàn không có chuyện Việt Nam bị Hán hóa. Xin trình bày như sau.
Hán
hóa là việc người Hán đồng hóa một cộng đồng khác, khiến cho cộng đồng này trở
nên giống người Hán về di truyền và văn hóa. Có thể dẫn những thí dụ trong lịch
sử: người Mông Cổ xâm chiếm Trung Hoa, lập nhà Nguyên và đưa hàng triệu người
sang định cư. Tự hào là tầng lớp thống trị, người Nguyên vỗ ngực xưng: “Ta là
Nguyên nhân.” Nhưng rồi khi triều Nguyên bị lật đổ, những người Mông Cổ trên đất
Trung Hoa hòa huyết với người bản thổ, trở thành người Hán với mã di truyền
Mongoloid phương Nam. Họ nói tiếng Bắc Kinh và theo phong tục tập quán của người
Hán. Con cháu họ quên nguồn gốc của Thành Cát Tư Hãn mà xưng là người Hán, và
cũng như mọi người Hán khác, nhận là hậu duệ của Hoa Hạ. Người Mãn Thanh cũng
là thí dụ tương tự. Sau 300 năm dùng “văn hóa đuôi sam” thống trị Trung Quốc,
nay tất cả họ đã thành người Hán và không còn ai nói được tiếng Mãn Châu. Điều
này cũng xảy ra gần như tương tự với đại bộ phận cộng đồng Bách Việt ở Nam
Dương Tử. Tuy từ hơn 2000 năm TCN, về mặt di truyền, người Bách Việt cùng chủng
Mongoloid phương Nam với người Hán nhưng về mặt tiếng nói và văn hóa vẫn làm
nên cộng đồng người Việt riêng. Nhưng chỉ 50 năm cuối của thế kỷ trước, sau khi
Trung Cộng chiếm Hoa lục, hầu hết người Nam Dương Tử nói tiếng Bắc Kinh, theo
phong tục tập quán Hán và tự xưng là người Hán. Rõ ràng sự Hán hóa đã thành
công.
Muốn
xem Việt Nam có bị Hán hóa hay không, cần phải khảo sát trên ba hệ quy chiếu: về
con người, về ngôn ngữ và về phong tục tập quán.
1. Về
con người:
Khảo
sát 70 sọ từ thời đồ đá tới thời kim khí được phát hiện ở Việt Nam (khoảng
30.000 đến 2000 năm TCN), Giáo sư Nguyễn Đình Khoa công bố: “Suốt thời đồ đá,
dân cư Việt Nam gồm hai chủng Indonesian và Melanesian, cùng thuộc loại hình
Australoid. Nhưng sang thời kim khí, người Mongoloid phương Nam xuất hiện, trở
thành chủ thể dân cư, người Australoid biến mất dần, không hiểu do nhập cư hay
đồng hóa.” (1) Năm 2005, từ khai quật di chỉ Mán Bạc Ninh Bình, các nhà khảo cổ
Việt-Úc nhận định: “Có quá trình chuyển hóa dân cư Việt Nam từ Australoid sang
Mongoloid phương Nam. Khoảng 2000 năm TCN, việc chuyển hóa hoàn thành.” Như vậy,
từ 2000 năm TCN, hầu hết dân cư Việt Nam là chủng Mongoloid phương Nam. Trong
khi đó, các khảo cứu dân cư Trung Quốc cho thấy, trước cả thời điểm trên, đại bộ
phận dân cư Trung Quốc là người Hán chủng Mongoloid phương Nam. (2) Điều này khẳng
định một sự thật: từ 2000 năm TCN, người Trung Quốc và người Việt Nam cùng một
chủng tộc Mongoloid phương nam. Nếu năm 333 TCN có chuyện người nước Việt tới
nước ta thật thì về mặt di truyền, họ cũng giống như người Việt Nam. Còn tiếng
nói của họ cũng là tiếng Việt nên không thể xảy ra chuyện đồng hóa. Vào đầu
Công nguyên, khi nước ta bị Bắc thuộc, người Trung Quốc sang cai trị thì cả người
Việt và người Hán cùng một mã di truyền. Việc hòa huyết Hán Việt là có nhưng
hòa huyết nội chủng không phải là đồng hóa.
Mặt
khác, từ khảo sát ADN dân cư châu Á, S.W. Ballinger cho biết: “Người Việt Nam
có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất trong dân cư châu Á.” (3) Điều này nói rằng,
dân cư châu Á cùng một nguồn gốc, trong đó người Việt Nam là gốc. Khám phá này cho thấy, do có chỉ số đa dạng
di truyền thấp hơn nên khi hòa huyết, người Hán không thể đồng hóa người Việt
mà ngược lại, chính họ bị hòa tan vào người Việt. Có thể ví, người Việt Nam là
một biển nước mặn mà mỗi người Hán là một thùng nước lợ. Đem thùng nước lợ hòa
vào biển nước mặn không làm nước biển nhạt đi mà lại làm cho thùng nước lợ biến
mất trong biển mặn.
Từ đó
khẳng định: không có chuyện Hán hóa người Việt Nam về di truyền học.
2. Về
tiếng nói:
Từ khảo
cứu của mình, chúng tôi đã chứng minh rằng, 40.000 năm trước, người từ Việt Nam
đi lên chiếm lĩnh Hoa lục, trở thành dân Trung Hoa. Một khi dân cư Trung Hoa là
người Việt thì tiếng nói Trung Hoa cũng là tiếng Việt. Khảo cứu ngôn ngữ Trung
Hoa, các nhà ngữ học phát hiện: tám phương ngữ trên đất Trung Quốc đều là tiếng
Việt mà không hề có cái gọi là “phương ngữ Hán”. Tiếng Quảng Đông, Phúc Kiến là
gốc của ngôn ngữ Trung Hoa. Người đặt chân đầu tiên tới Quảng Đông, Phúc Kiến
là người Nghệ Tĩnh. Do vậy, tiếng nói vùng Nghệ Tĩnh trở thành ngôn ngữ gốc của
Trung Hoa. Ở Nam Hoàng Hà, do người Việt tiếp xúc với người Mông Cổ nên tiếng
nói chuyển hóa theo cách nói và giọng điệu Mông Cổ. Vào đầu thời Bắc thuộc, người
Hán sang nước ta nói tiếng nói gần giống với tiếng Việt. Nhưng sau đó, do nhiều
người phương Bắc (gọi là người Hồ) tràn vào, tiếng nói của quan quân Trung Quốc
không còn giống tiếng Việt nữa. Vốn có tiếng nói thanh nhã chuẩn mực nên người
Việt Nam không học tiếng của người Trung Quốc.
Từ những
khai quật khảo cổ chữ Giáp cốt và khảo cứu quá trình hình thành chữ viết Trung
Hoa, chúng tôi cũng chứng minh được rằng: người Việt sáng tạo chữ tượng hình từ
9000 năm trước tại văn hóa Giả Hồ. Sau đó, ở nhiều nơi khác. Khi nhà Thương chiếm
đất An Dương Hà Nam của người Việt, đã chiếm luôn chữ tượng hình rồi cải tiến
thành chữ thời Tần. Chữ Việt là chủ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa. Chữ tượng
hình do người Việt chế ra để ký âm tiếng Việt. Do vậy, mọi chữ Hán chỉ khi đọc
bằng âm Việt cổ và giải nghĩa bằng nghĩa tiếng Việt mới chính xác.
Những
học giả hàng đầu thế giới trước đây như Taberd, Maspéro đã sai lầm nghiêm trọng
khi cho rằng, tiếng Việt mượn từ tiếng Trung Quốc. Chính sai lầm này góp phần tạo
nên ý tưởng Việt Nam bị Hán hóa.
3. Về
phong tục tập quán
Có sự
thực là, giữa người Việt và người Trung Hoa có nhiều phong tục tập quán gần
gũi: Tết Nguyên đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu, lễ tế Đàn Xã tắc, thờ ông
Táo... Do vậy, từ lâu có ý kiến cho rằng, những tập quán đó do người Trung Quốc
đem sang vào thời Bắc thuộc. Tuy nhiên khi khảo cứu kỹ, chúng tôi thấy, đấy là
những tập quán của người Việt trồng lúa nước hình thành từ xa xưa và phổ biến
trên đất Việt Nam và Trung Hoa, những nơi người Việt sinh sống.
Nhiều
nhà khảo cứu cho rằng, lễ tế Xã tắc được nhập từ Trung Quốc. Nhưng sự thực, đó
vốn là lễ tế Thần Lúa và Thần Đất của người Việt cổ. Tại Quảng Tây vẫn còn những
đàn tế từ 6000 năm trước. Dân trong làng chung sức đắp khoảnh đất cao hình tròn
gần làng đề hàng năm làm đàn tế thần lúa và thần đất. Còn khi lụt lội thì dân
làng lên ở tạm. Tục tế Thần Đất và Thần Lúa theo chân người Việt tới Nam Hoàng
Hà. Vào thời Chu, vua nhà Chu chuyển thành lễ tế tổ nhà Chu là Hậu Tắc nên gọi
là tế Xã Tắc. Khi các quan cai trị Trung Quốc thực hành lễ tế Xã Tắc ở Việt Nam
thì người Việt nhận ra nội dung lễ tế của mình nhưng hiểu chữ “tắc” là một loại
lúa. Do vậy, lễ tế lớn này được các chính quyền quân chủ Việt Nam tiếp tục thực
hiện, để tế Thần Đất và Thần Lúa mà không còn là tế tổ nhà Chu. Có việc một số
nhà nước quân chủ Việt Nam học theo những quy chế, luật pháp Trung Quốc nhưng
đó thuộc về thượng tầng kiến trúc mà không thuộc cơ sở văn hóa. Có sự thực là,
trong tâm thức người dân Việt luôn cho rằng, người Việt ưu tú hơn người Tàu, gọi
người Trung Quốc là thằng Ngô, chú Khách… Ngay Khổng Tử cũng nhận ra điều này
trong chương thứ mười của sách Trung Dung. Tử Lộ hỏi về sự cang cường. Khổng Tử
nói: “Là cái cang cường của người phương nam ư? Hay là nói cái cang cường của
người phương bắc? Hay là nói cái cang cường (theo kiểu) của riêng ngươi? Dạy bảo
người ta một cách khoan dung dịu dàng, không trả thù kẻ vô đạo đó là cái cang
cường của người phương nam, người quân tử giữ sự cang cường đó. Còn ngày đêm bạn
cùng giáp bền gươm sắc, dẫu chết cũng không ngán, đó là cái cang cường của người
phương bắc, những kẻ thượng võ hiếu đấu thì giữ sự cang cường này! Người quân tử
sống hoà mục với mọi người, nhưng không buông trôi theo thói tục, đấy mới là sự
cang cường chân chính.”
Chính
do sở hữu một bản sắc văn hóa cao hơn nên người Việt Nam không bị Trung Quốc đồng
hóa về văn hóa.
Kết luận:
Việt
Nam là cội nguồn của văn hóa nông nghiệp phương Đông nên Việt Nam và Trung Quốc
có nhiều nét gần gũi về con người, tiếng nói và phong tục tập quán. Nội dung
kinh Thi, kinh Dịch, kinh Nhạc, kinh Lễ… bàng bạc trong cuộc sống và tâm linh
người Việt. Đó là văn hóa tinh thần do tổ tiên người Việt sáng tạo nhưng do
chưa có chữ viết nên không ghi lại được mà chỉ truyền lưu một cách vô thức
trong dân gian. Khi người Hán mang văn bản những kinh đó sang, người Việt cảm
thấy dễ học, dễ nhớ như gặp lại những gì quen thuộc. Ngay chữ Hán, người Việt
Nam cũng thấy gần gũi với tiếng nói của mình. Do vậy, suốt trong thời Bắc thuộc,
người Việt luôn chống Trung Quốc xâm lăng nhưng không hề bài bác văn hóa Trung
Hoa. Từ xa xưa, tổ tiên ta cho rằng, những nét tương đồng đó là do đồng văn đồng
chủng mà không hề nghĩ tới chuyện người Việt bị Hán hóa. Chỉ sang thế kỷ XX, từ
những công trình nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam, người Pháp theo quan
niệm Hoa trung (Trung Hoa là trung tâm) cho rằng, người Hán mang văn minh Hoa Hạ
xuống đồng hóa các sắc dân dã man phương Nam nên đã truyền cho dân ta quan niệm
Việt Nam bị Hán hóa. Sự gần gũi về văn hóa giữa người Việt và người Hoa xuất hiện
từ xa xưa, thuộc về nguồn gốc. Do không hiểu điều này nên các học giả Pháp cũng
như Việt Nam cho rằng, đó là do người Trung Quốc mang tới vào thời Bắc thuộc.
Ngày
nay, từ nghiên cứu khám phá sự thật về cội nguồn dân cư và văn hóa phương Đông,
chúng ta khẳng định không hề có chuyện Việt Nam bị Hán hóa. Sự thực là, Việt
Nam là nơi phát tích của con người và văn hóa phương Đông nên những sự giống
nhau giữa con người và văn hóa Việt Nam và Trung Quốc là sự giống nhau từ nguồn
gốc mà Việt Nam là gốc. Theo nguyên lý nước chảy từ nơi cao xuống nơi thấp, Việt
Nam có nền văn hóa cao hơn nên dù có 1000 năm cai trị thì người Trung Quốc cũng
không thể đồng hóa được điều gì về con người và văn hóa Việt Nam. Cũng theo chiều
lưu chuyển đó, người Triều Tiên và Nhật Bản nhận được dòng gen và văn hóa văn
hóa Việt xa hơn so với người Trung Quốc.
Nhiệm
vụ của chúng ta là làm rõ sự thật này để giải tỏa những sai lầm ngộ nhận trong
quá khứ đang đè nặng tâm trí dân tộc!
Tài liệu
tham khảo:
1. Nguyễn
Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. (NXB DH&THCN, H. 1983)
2.
Zhou Jixu. The Rise of Agricultural Civilization in China: The Disparity
between Archeological Discovery and the Documentary Record and Its Explanation. SINO-PLATONIC PAPERS Number 175 December, 2006
3.
S.W. Ballinger et al: Southeast Asian mitochondrial DNA Analysis reveals
genetic continuity of ancient Mongoloid migration. Genetic 1992 số 130
Tr.139-45
MỘT
CÁCH LÝ GIẢI KHÁC VỀ
VƯƠNG
QUỐC PHÙ NAM
Cho đến
nay đã có nhiều khảo cứu về vương quốc Phù Nam. Bài viết “Phù Nam: Huyền thoại
và những vấn đề lịch sử.” của Tiến sỹ Vũ Đức Liêm (1) là một cống hiến mới đáng
trân trọng. Tuy nhiên, ngay ở đây chúng tôi cũng thấy tác giả chưa tiếp cận
chân lý bởi lẽ chưa giải quyết được vấn đề căn cốt: chủ nhân của Phù Nam là
ai? Có thể là như tác giả nói: người Austranesian từ biển vào kết hợp với
người bản địa tạo thành dân cư Phù Nam. Nhưng một khi câu hỏi: người
Austranesian có nguồn gốc thế nào và người bản địa là ai chưa được trả lời thì
mọi phát biểu về Phù Nam cũng chỉ là xây lâu đài trên cát! Bởi lẽ lịch sử là hoạt
động xã hội của cộng đồng người diễn ra trong quá khứ. Một khi chưa biết cộng đồng
đó là ai, có nguồn gốc ra sao và quá trình hình thành thế nào để hiện diện ở thời
điểm khảo cứu thì mọi điều nói về họ đều không có cơ sở. Do vậy, trước khi khảo
cứu về Phù Nam phải giải quyết vấn đề tiên quyết: người Phù Nam là ai? Cho đến
cuối thế kỷ trước, trả lời những câu hỏi trên là bất khả. Nhưng sang thế kỷ này
những khám phá mới của di truyền học cho câu trả lời chính xác.
Bài viết
này góp phần đưa ra một cách lý giải.
I.Ai
là chủ nhân vương quốc Phù Nam?
Nói về
nguồn gốc của người Austronesian, những người từ biển vào góp phần làm nên dân
cư Phù Nam, TS Vũ Đức Liêm viết: “Lịch sử của Phù Nam có lẽ nên được kể từ
5000-7000 năm trước. Bắt đầu với cuộc di cư của các cư dân nói tiếng Nam Đảo
(Austronesians) từ đảo Đài Loan xuống Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Họ
mang theo lúa nước, lợn, dừa, khoai lang, và kỹ nghệ làm gốm, đóng tàu… qua các
hòn đảo, duyên hải trên Biển Đông (Peter Bellwood 2006, 2007, 2014, 2017;
Solheim 2007). Cuộc du hành này là một trong những hiện tượng kỳ vĩ của nhân loại,
đưa Austronesians thành nhóm ngôn ngữ trải rộng nhất trong lịch sử thời tiền hiện
đại, băng qua 1/3 địa cầu, kết nối hàng chục nghìn hòn đảo trải dài từ Nhật Bản
đến đảo Madagascar và quần đảo Tây Thái Bình Dương.”
Hơn chục
năm trước, chúng tôi đã đọc những tác giả mà ông dẫn và có lúc đưa vào tài liệu
tham khảo của mình. Nhưng sau đó nhận thấy những tác giả trên chưa có cái nhìn
toàn diện, đạt tới tận cùng của sự hình thành con người và văn hóa phương Đông,
chúng tôi đã bỏ qua. Cho rằng nhóm người từ Đài Loan tới 5000 năm trước đã làm
nên toàn bộ dân cư Austronesian là không phù hợp với thực tế.
Từ những
khảo cứu di truyền học dân cư châu Á kết hợp với cổ nhân học, chúng tôi phát hiện,
70.000 năm trước, người hiện đại Homo sapiens từ châu Phi di cư tới Việt Nam. Tại
đây hai đại chủng người tiền sử Australoid và Mongoloid hòa huyết cho ra hai chủng
người Việt cổ là Indonesian và Melanesian cùng mang mã di truyền Australoid.
50.000 năm cách nay, người từ Việt Nam lan tỏa ra các đảo Đông Nam Á, châu Úc
và Ấn Độ. 40.000 năm trước, người Việt Nam đi lên khai phá Hoa lục (2), (3)
7000
năm trước, tại văn hóa Ngưỡng Thiều Nam Hoàng Hà, người Việt Indonesian gặp gỡ
hòa huyết với người Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid) sống du mục ở Bắc
Hoàng Hà, sinh ra chủng người Việt mang mã di truyền Mongoloid phương Nam, sau
này được gọi là người Nam Á. Khoảng 2600 năm TCN, người Mongoloid phương Nam di
cư về phía Nam, đem nguồn gen Mongoloid chuyển hóa di truyền đại đa số dân cư
Đông Nam Á sang chủng Mongoloid phương Nam (4). Do lịch sử hình thành như vậy,
nên toàn bộ dân cư châu Á là người gốc Việt với tiếng nói lạc Việt là chủ thể.
(5)
Ở Đông
Nam Á lục địa, người Indonesian tập trung ở Bắc Bộ Việt Nam sau này thành người
Mongoloid phương Nam điển hình. Người Melanesian sống ở Tây Nguyên, các nước
Campuchia, Lào, Miến Điện… sau thành dạng Indonesian hiện đại của chủng Mongoloid
phương Nam. Người Melanesian trên các đảo Đông Nam Á được gọi là người
Austranesian hay Polynesian.
Khoảng
5300 năm trước, tại vùng cửa sông Chiết Giang, người Lạc Việt thành lập nhà nước
Lương Chử (Xích Quỷ). Từ di cốt người Lương Chử, di truyền học phát hiện sự có
mặt của Haplogroup O1 (Y-DNA) gồm người Indonesian (mã di truyền M122) và
Melanesian (M119). Khoảng 4300 năm trước, do nước biển dâng, kinh đô Lương Chử
bị nhấn chìm. người Indonesian đi lên những chỗ cao trong đất liền. Trong khi
đó, người Melanesian di cư ra Đài Loan rồi tới các hải đảo, nhập vào dòng
người Austronesian sinh sống từ lâu ở đây. [6] Khoảng 5000 năm trước, vào
thời thịnh vượng của nhà nước Xích Quỷ xuất hiện mạng lưới buôn bán ngọc bằng
thuyền trên Biển Đông, đưa ngọc từ mỏ khai thác ở Đài Loan đến nhiều nơi ven biển
Việt Nam, Philippine, Madagasca.
Từ sự
hình thành dân cư khu vực như trên, ta có thể truy ra nguồn gốc người Phù Nam
như sau:
1. Người
bản địa Phù Nam.
Danh xưng Phù Nam trong sách Trung Hoa gợi ý
cho thấy, đây là những bộ tộc người miền núi. Bà Nam, Bồ Nam… là những từ
Việt cổ chỉ núi. Sau này chuyển thành phnom, phnong. Từ đó người Hoa
chuyển thành Đường âm Phù Nam. Mang tên “người miền núi” nói lên rằng,
đó là những cộng đồng người Việt sống trên vùng núi Campuchia và Nam Trường
Sơn. Vào đầu Công nguyên khi đồng bằng sông Cửu Long hình thành, những bộ lạc
người Việt mang mã di truyền Indonesian hiện đại của chủng Mongoloid phương Nam
tràn xuống định cư rồi xây dựng nhà nước của “người miền núi,” nước của dân Bà
Nam, Phnom. Theo truyền thuyết, đấy là nước của công chúa Liễu Diệp. Điều này
cũng cho thấy đang trong thời kỳ mẫu hệ
Các vật
phẩm ngọc bích: A-Gò Mả Vôi (văn hóa Sa Huỳnh) và các di chỉ ở Phillipines và
Đài Loan. (Hsiao-Chun Hung, Peter Bellwood, Kim Dung Nguyen, Berenice Bellina,
et al., 2007)
b.
Khuyên tai hai đầu thú và vật phẩm đá quý và thủy tinh từ văn hóa Sa Huỳnh
(Charles Higham, Early cultures of mainland Southeast Asia,2002)
c.
Khuyên tai hai đầu thú trên thái dương một di cốt tại di chỉ Giồng Cá Vồ (Cần
Giờ) (Vũ Đức Liêm, Triển lãm khảo cổ học Việt Nam tại
bảo tàng Khảo cổ học Herne, Đức). Hình ảnh từ bài của TS Vũ Đức Liêm.
2.Về
người Autronesian:
Ta có
thể tin là người từ Mã Lai và Java, hậu duệ những người từ Việt Nam chiếm lĩnh các
đảo này từ 50.000 năm trước. Họ giỏi đi biển và nhiều lần cướp phá ven biển miền
Trung của người Chămpa. Do vị trí địa lý, họ đã thấm nhuần văn hóa Ấn Độ. Có khả
năng trong đoàn người thực dân này có những nhà buôn, nhà sư và chỉ huy người Ấn.
Sau khi đánh thắng người bản địa của Liễu Diệp, họ giữ vai trò chủ đạo và xây dựng
đất nước theo mô hình văn hóa Ấn Độ. Tuy nhiên, do là người Việt nên tiếng nói
và nhiều phong tục tập quán của họ vẫn trên cơ sở văn hóa Việt mà ảnh hưởng Ấn
Độ chỉ là cơ tầng thứ cấp. Như vậy, hai dòng người Việt tạo đã nên dân cư Phù Nam.
Có một
vấn đề đáng phải suy ngẫm: các nhà khảo cổ tìm được khuyên tai hai đầu thú bằng
ngọc tại di chỉ Giồng Cá Vồ huyện Cần Giờ kèm theo xương thái dương. Do tuổi của
di cốt không được xác định nên chúng ta không biết chính xác niên đại của
khuyên tai. Bởi vậy ở đây buộc phải suy doán: loại khuyên tai này xuất hiện duy
nhất một lần khoảng 5000 năm trước tại nhiều nơi ven biển Việt Nam,
Phillipines… Giải thích sao đây về việc nó có mặt ở văn hóa Phù Nam? Liệu có
chuyện người Phù Nam mang vật báu truyền từ hơn 4000 năm trước? Khả năng này gần
như không có. Cách giải thích hợp lý hơn là di chỉ Giồng Cá Vồ có tuổi 5000 năm
tương đương văn hóa Sa Huỳnh. Nhưng do sự nhầm lẫn, các nhà khảo cổ cho đó là di
vật Phù Nam? Như vậy nó không thuộc văn hóa Phù Nam mà thuộc về một văn hóa xuất
hiện trước đó hơn 4000 năm. Nếu giả định này đúng thì Cần Giờ là di tích hình
thành sau, ở dạng di tích chồng lên di tích. Điều này cho thấy người Việt đã sống
ở đây từ 5000 năm trước. Không có gì bất thường, nó chỉ chứng tỏ một sự thực:
người Việt từ xa xưa đã làm chủ vùng đất này.
II.
Nguyên nhân sụp đổ của Phù Nam.
Dựa
trên cổ thư Trung Hoa, nhiều tác giả cho rằng, vào thế kỷ VII, một phần do con
đường thương mại không còn đi qua nên Phù Nam sút giảm về kinh tế. Và cuộc xâm lăng của người Chân Lạp khiến
Phù Nam sụp đổ. Có thể đó là một nguyên nhân nhưng không phải nguyên nhân cơ bản.
Từ cuộc khai quật của Malleret năm 1944 tới những cuộc khai quật ở Nền Chùa, Gò
Tháp… sau này, các nhà khảo cổ chứng kiến các di chỉ đều nguyên vẹn chứng tỏ
vùng đất này không trải qua thời gian bị chiếm đóng, cướp bóc. Như vậy là không
có cuộc xâm lăng hay cuộc xâm lăng chỉ xảy ra một cách hạn chế.
Thực tế,
Phù Nam sụp đổ do nguyên nhân khác. 15 năm trước, trong bài viết “Từ Óc Eo nhìn
về đồng bằng sông Cửu Long” đăng trên tạp chí Xưa&Nay, chúng tôi cho rằng,
đó là do Hải xâm Holoxen IV. Nhà địa chất học người Pháp H. Fontaine cho thấy bức
tranh khái quát của việc biến đổi mực nước biển như sau:
“Cuối
Đại Trung sinh (Pleixtoxen) đầu Đại Tân sinh (Holoxen) có một đợt hải thoái, mực
nước biển hạ thấp khoảng 100 – 120 m so với
ngày nay, khiến cho Biển Đông chỉ còn là một vũng nhỏ. Tiếp đó là thời kỳ băng
hà Wun cách nay 60.000 đến 11.000 năm. Sau giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 750
năm (từ 11.000 đến 10.250 năm trước) là thời kỳ băng tan và nước biển bắt đầu
dâng. Sau đó vào năm 4850 trước Công nguyên, nước biển dâng lên bằng mực nước
ngày nay. Sau thời kỳ này là 4 đợt hải xâm và 3 đợt hải thoái xen kẽ nhau:
Hải
xâm Holoxen I từ năm 4850 đến năm 1650 trước Công nguyên, kéo dài 3.200 năm với
3 giai đoạn đỉnh cao: 4 m (năm
3900), 3 m (năm
2950 ), và 2 m (năm
2350 ).
Hải
thoái Holoxen 1 từ năm 1650 đến năm 1.150 trước Công nguyên, thời gian 500 năm
với mức hạ thấp nhất -0,8
m xảy ra vào năm 1400 trước Công nguyên.
Hải
xâm Holoxen II từ năm 1150 đến năm 850 trước Công nguyên, thời gian 300 năm, đỉnh
cao nhất xảy ra vào năm 950 trước Công nguyên.
Hải
thoái Holoxen 2 từ năm 850 đến năm 200 trước Công nguyên, thời gian 650 năm, với
cực tiểu 1 m xảy
ra vào năm 550.
Hải
xâm Holoxen III từ năm 200 đến năm 50 trước Công nguyên, kéo dài 150 năm, mức
cao nhất khoảng 0,4 m vào
năm 50.
Hải
thoái Holoxen 3 từ năm 50 trước Công nguyên đến năm 550 Công nguyên, kéo dài
500 năm với mực nước thấp nhất -0,5 m vào năm 200.
Hải
xâm Holoxen IV từ năm 350 đến năm 1150, kéo dài 800 năm với mức cao trung bình 0,8 m vào năm 650.
Từ năm
1150 đến 1950 nước biển dao động 1 m , xem
như ổn định hơn các thời kỳ trước.
Điều
đáng chú ý là khi so sánh những vết tích hải xâm, hải thoái ở Việt Nam, các nhà
khoa học đã tìm thấy sự tương đồng với những dấu tích hải xâm hải thoái ở bờ
bên kia của Thái Bình Dương, trên đất Mỹ: Hải thoái Óc Eo cách nay 1750 năm
tương đương Hải thoái Florida -3 m cách
nay 2000 năm; Hải thoái Rạch Giá cách nay 3350 năm tương đương Hải thoái Crane
Key -2 m cách
nay 3300 năm.
Trong
những đợt hải xâm, hải thoái trên, đáng chú ý là Hải xâm Holoxen IV. Sau khi hiệu
chỉnh niên hạn theo phương pháp C14, các đặc tính của lần hải xâm này như sau:
Thời hạn 800 năm, từ năm 350 đến năm 1.150, đỉnh cao vào năm 650. Mực nước cao
nhất từ 0,5 đến 1 m trong
30 năm, từ năm 635 đến năm 665.” [7]
Thời
điểm Hải xâm Holoxen IV hoàn toàn trùng với thời gian sụp đổ của nhà nước Phù Nam.
Sau thời điểm này, phía nam châu thổ sông Cửu Long trở nên hoang vu thời gian
dài cho tới tận thế kỷ XIII mà ta thấy ghi chép trong Chân Lạp phong thổ ký của
sứ thần nhà Nguyên Chu Đạt Quan. Cho đến thế kỷ XVII vùng đất mênh mông này tuy
danh nghĩa thuộc Chân Lạp nhưng vẫn trong tình trạng hoang vu vô quản.
Một
câu hỏi được đặt ra: người Phù Nam đi đâu? Họ di cư theo hai hướng: Bộ phận những
người mà tổ tiên xưa từ biển vào, nay lại trở ra biển, về lại Mã Lai hay đảo
Java. Một bộ phận đi lên phía Nam Trường Sơn, sống chung với đồng bào của mình,
trở thành những tộc người Nam Trường sơn hôm nay như đồng bào Mạ.
III. Kết
luận
Cho đến
nay, những tư liệu và tư tưởng làm nên lịch sử Đông Nam Á phần lớn dựa trên thư
tịch cổ Trung Hoa và Đông phương học của Viễn Đông bác cổ Pháp. Tuy nhiên, cả
hai nguồn tri thức này đều có những hạn chế. Thư tịch Trung Hoa chỉ xuất hiện từ
đầu Công nguyên nên không có những ghi chép xa hơn, tuy rất quý nhưng chỉ phản
ánh những sự kiện gần, trong khi thời tiền sử quá dài bị khuất lấp. Đông phương
học của người Pháp mang quan niệm sai lầm khi xác định chiều hướng lịch sử
phương Đông theo con đường Nam tiến: người từ phương Tây vào Nam Hoàng Hà tạo
ra văn minh Hoa Hạ rồi người Hán mang văn minh Hoa Hạ khai hóa các sắc dân man
di phía Nam. Quan điểm như vậy đã chi phối nền sử học phương Đông suốt thế kỷ
XX. Nhưng sang thế kỷ XXI, sự thật trái ngược được phát lộ: người tiền sử đặt
chân trước hết tới Việt Nam rồi trên đất Việt, con người hòa hợp về huyết thống,
tiếng nói và văn hóa sau đó tỏa ra chiếm lĩnh châu Á. Do vậy, chiều hướng lịch
sử của phương Đông được đảo ngược: chính con người cùng văn hóa Việt tạo nên
dân cư và văn hóa phương Đông. Ngôn ngữ Việt là mẹ của tiếng nói các tộc người
châu Á.
Nhìn
vào bối cảnh toàn khu vực, Đông Nam Á mà theo ý kiến của Solheim, bao gồm cả
Nam Dương Tử, ta thấy, đây là giang sơn của người Việt. Suốt thời đồ đá là hai
chủng Indonesian và Melanesian. Sang thời kim khí chuyển hóa thành chủng duy nhất
Mongoloid phương Nam.
Cho tới
một vài thế kỷ TCN, dân cư Đông Nam Á quy tụ quanh trung tâm Văn Lang của các
vua Hùng do mối quan hệ nguồn gốc, huyết thống, ngôn ngữ và văn hóa. Chứng cứ
cho việc này là những trống đồng Heger I tìm thấy khắp vùng.
Có ý
kiến cho rằng đó là sản phẩm mang tới từ thương mại. Nhưng cũng khó phản bác một
khả năng, đó là quyền trượng mà các Vua Hùng ban cho thủ lĩnh khu vực. Sau khi
Văn Lang diệt vong và nhất là sau khi Việt Nam bị phương Bắc chiếm đóng, mối
liên kết truyền thống của Việt Nam với phía Nam bị đứt đoạn, lực hướng tâm
không còn, các thủ lĩnh khu vực theo chiều hướng chung đứng lên lập nhà nước
riêng. Những quốc gia cổ ra đời. Do hấp lực của văn hóa Ấn Độ, các nhà nước này
theo chính trị Ấn Độ và đem văn hóa Ấn phủ lên nền tảng văn hóa Việt. Dù sự
phát triển như vậy sau hàng nghìn năm, thì trên địa bàn Đông Nam Á vẫn tồn tại
một nền văn hóa chung mang đậm bản sắc Đông Nam Á. Riêng Việt Nam, hình như cái
bản sắc này có vẻ nhạt nhòa hơn nên được cho rằng Việt Nam thuộc cuối nguồn khiến
cho chất Đông Nam Á từ các hải đảo tác động tới thiếu phần sâu đậm. Tuy nhiên,
hôm nay nhìn lại từ nguồn gốc, ta thấy chính Việt Nam là gốc của văn hóa Đông
Nam Á.
Về
phương diện ngôn ngữ. Khoảng 150 năm, từ giữa thế kỷ XIX đến nay, những nhà ngữ
học hàng đầu của phương Tây đã vũ đoán phân chia ngôn ngữ phương Đông ra các họ
ngôn ngữ Hán-Tạng, Tày-Thái, Môn-Khmer, Nam Á… Riêng tiếng Việt từng được xếp
vào họ Hán-Tạng, sau thấy không ổn thì xếp vào Tày-Thái. Khi vẫn thấy không ổn
lại chuyển sang họ Môn-Khmer rồi Nam Á… Cho đến nay lại xuất hiện ý kiến đưa trở
về họ Hán-Tạng! Sở dĩ như vậy bởi lẽ có sự thật: tiếng Việt là mẹ các ngữ
phương Đông. Tuy rất gần gũi với mọi ngữ hệ phương Đông nhưng khi xếp vào bất cứ
khuôn nào thì rồi cũng tới lúc nó cựa mình phá tung cái khuôn nhỏ hẹp áp đặt.
Chỉ tới hôm nay, khi nhận thức ra người Việt là chủ thể của mọi dân cư châu Á
thì người ta mới bừng tình thừa nhận ý kiến của nhà ngữ học H. Ferey từ năm
1892: “Tiếng Việt là mẹ các ngữ” [8]
Từ thực
tế trên có thể kết luận như sau:
Đông
Nam Á là giang sơn của cộng đồng người Việt với dòng máu, tiếng nói cùng văn
hóa Việt. Cho tới vài thế kỷ TCN, toàn bộ khu vực hướng vào trung tâm Văn Lang
của các vua Hùng theo lực hướng tâm liên kết bởi nguồn gốc, huyết thống, tiếng
nói và văn hóa. Vào những thế kỷ đầu CN, do Văn Lang bị diệt vong rồi bị xâm lược,
lực hướng tâm đứt đoạn, các thủ lĩnh khu vực đứng lên lập quốc gia riêng. Trong
quá trình lịch sử, giữa các quốc gia của người Việt liên tục có sự tranh chấp
lãnh thổ. Biên giới như hiện nay là kết quả của những sự tương nhượng và được
xác lập bởi công pháp quốc tế. Mọi ý tưởng về “quyền sở hữu lịch sử” là không
có cơ sở thực tế và phi lịch sử.
Do vậy,
đất đai Phù Nam xưa là một phần của đất nước Việt Nam hôm nay. Lịch sử Phù nam
là một bộ phận của lịch sử Việt Nam, là lịch sử của người Việt từng xây dựng đất
Việt.
Tài liệu
tham khảo:
1. Vũ
Đức Liêm. Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử. (http://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-cong-nghe/Phu-Nam-Huyen-thoai-va-nhung-van-de-lich-su
2.
J.Y. Chu et al. Genetic Relationship of Populations in China
3.
Stephen Oppenheimer. Out of Eden: The Peopling of the World.
4. Hà
Văn Thùy. Góp phần nhân thức lại lich sử văn hóa Việt. (NXB Hội Nhà văn.
H, 2015)
5.
Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á (NXB DH&THCN, H. 1983)
6. Hà
Văn Thùy. Nhà nước Xích Quỷ từ huyền thoại đến hiện thực (NXB Hội Nhà
văn. H, 2017)
7. Liêu Kim Sanh. Hải xâm hải thoái xưa ảnh
hưởng đến vùng đồng bằng Nam Bộ. Trong Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng
bằng Cửu Long. Sở Văn hóa thông tin An Giang- 1984.
8. FREY, H. L'annamite, mére des langues;
communaute d'origine des races celtiques, semitiques, soudanaises et de
l'lndo-Chine. Paris, Hachette et cie, 1892.
NHỮNG
VẤN ĐỀ NỀN TẢNG
CỦA LỊCH
SỬ VIỆT NAM
Cho đến
cuối thế kỷ trước, do quá hiếm tư liệu nên hầu hết các cuốn sử đều viết rất sơ
lược về thời Tiền sử. Vì thế, mặc nhiên hình thành quan niệm “thời Tiền sử
không quan trọng đối với lịch sử các quốc gia”. Sách sử Việt Nam không là ngoại
lệ. Trong cuốn Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy tới thế kỷ X (LSVN I) của Viện Sử
học in năm 2015, tái bản năm 2017, thời Tiền sử người Việt tuy kéo dài tới
800.000 năm nhưng con người chỉ được biết tới từ người Đứng thẳng sang người
Khôn ngoan với các bộ lạc Hòa Bình, Bắc Sơn… mà tất cả thành tựu văn hóa chỉ là
những hòn đá.
Tuy
nhiên, có ý kiến cho rằng thời Tiền sử có ý nghĩa quyết định tới lịch sử mỗi
dân tộc. Trong cuốn Nhiệt đới buồn, Claude-Lévi-Strauss nhà nhân học lớn của thế
giới viết: “Con người chỉ thực sự sáng tạo những công trình vĩ đại vào buổi đầu.
Trong bất cứ lĩnh vực nào, chỉ có bước đầu hoàn toàn có giá trị, những giai đoạn
kế tiếp chỉ là sự lặp lại những giai đoạn đã qua.” “Một trong những giai đoạn nhiều sáng tạo nhất
của lịch sử nhân loại xảy ra vào thời đại đá mới với sự phát minh ra trồng trọt,
chăn nuôi…” [1]. Xuất hiện từ giữa thế kỷ trước, phát biểu của C. Strauss chỉ
như lời tiên tri vì chưa nhiều sự kiện minh chứng cho nhận định của ông. Nhưng
sang thế kỷ mới, nhờ công nghệ di truyền tìm ra nguồn gốc loài người cùng các
chủng tộc, thời tiền sử của nhiều dân tộc trở nên sáng tỏ.
Sau
hơn 10 năm (2004-2017) tập trung toàn bộ thời gian và tâm lực tìm về cội nguồn
dân tộc, chúng tôi đã công bố hàng trăm bài viết và sáu cuốn sách: Tìm lại cội
nguồn văn hóa Việt (NXB Văn học, 2006), Hành trình tìm lại cội nguồn (NXB Văn học,
2008), Tìm cội nguồn qua di truyền học (NXB Văn học, 2011), Khám phá lịch sử
Trung Hoa (NXB Hội Nhà văn, 2016), Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt
(NXB Hội Nhà văn, 2016) và Nhà nước Xích Quỷ từ huyền thoại đến hiện thực (NXB
Hội nhà văn, 2017).
So
sánh khảo cứu của mình với cuốn Lịch sử Việt Nam tập I, chúng tôi thấy có sự
khác biệt rất quan trọng, có thể nói là dẫn tới sự phá sản của những quan niệm
lịch sử cũ. Xin trình bày những vấn đề nổi cộm như sau:
1. Về
người Đứng thẳng:
Sách
LSVN I cho rằng: “Những dấu tích về Người vượn ở Núi Đọ, Xuân Lộc, Sa Thầy,
Yaly tuy còn thiếu những chứng cứ về địa tầng và cổ sinh, không có tầng văn hóa
rõ rệt; ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai chưa tìm thấy công cụ lao động nhưng được coi
là xưa nhất, mở đầu cho lịch sử nguyên thủy ở Việt Nam.” (T.28)
Tuy
nhiên, những tài liệu khảo cổ học mới nhất của thế giới, cho thấy: Người Đứng thẳng
(Homo erectus) và người Khôn ngoan (Homo sapiens) là hai loài người khác nhau.
Người Đứng thẳng hoàn toàn biến mất khỏi lục địa châu Á từ 250.000 năm trước. Dấu
vết cuối cùng của họ là tại di chỉ Ngandong Indonesia 200.000 năm cách
nay. Trong khi đó, nhân học thế giới khẳng
định, người Hiện đại Homo sapiens có mặt ở Việt Nam 70.000 năm trước. Trên đất
Việt Nam, hai loài người này sống cách nhau 180.000 năm. Do đó, không có chuyện
người Đứng thẳng chuyển hóa thành người Khôn ngoan tại Việt Nam cũng như trên
toàn thế giới. Cho rằng “Người đi thẳng
muộn, thuộc Người tinh khôn” là phản khoa học! Không xác định được quan hệ giữa
hai loài người mà đã cho rằng lịch sử thời tiền sử của Việt Nam kém dài tới
800.000 năm là sự khẳng định sai lầm khiến lịch sử Việt Nam lạc lõng với tri thức
nhân loại.
2. Sự
xuất hiện người Khôn ngoan trên đất Việt Nam.
LSVN I
cho rằng: “Người Thẩm Ôm là dạng Người đi thẳng muộn, thuộc Người tinh khôn hay
Người hiện đại (Homo sapiens) ở Việt Nam. Niên đại cho các hóa thạch này từ 140.000
năm đến 250.000 năm BP.” (T.28)
Trong
khi đó, tài liệu mới nhất của thế giới xác nhận: Người Hiện đại Homo sapiens xuất
hiện ở châu Phi 195.000 năm trước, 85.000 cách nay rời khỏi châu Phi, men theo
bờ biển Ấn Độ Dương, tới Việt Nam 70.000 năm trước.
Như vậy,
sách LSVN I do không cập nhật tài liệu thế giới nên không hiểu người Việt là
ai. Lịch sử là tài liệu ghi chép hoạt động của con người trong quá khứ. Một khi
không biết con người đó là ai thì những gì nói về họ đều không có cơ sở!
3. Người
Việt chiếm lĩnh thế giới.
Trên đất
Việt Nam, người Việt cổ tăng nhân số. 50.000 năm trước, người từ Việt Nam di cư
ra các đảo Đông Nam Á và chiếm lĩnh đất Ấn Độ. 40.000 năm cách nay, đi lên
chinh phục Hoa lục. Cũng thời gian này, từ Hoa lục một bộ phận người Việt đi về
phía Tây, qua Trung Á tới châu Âu. Ở đây họ gặp người Europid từ Trung Đông
lên. Hai dòng người hòa huyết sinh ra tổ tiên người châu Âu. Khoảng 30.000 năm
trước, từ Siberia, người Việt vượt eo Bering sang chinh phục châu Mỹ. Cũng khoảng
40.000 năm trước, những nhóm người Mongoloid cư trú riêng biệt ở phía Tây Bắc
Việt Nam đi lên Tây Bắc Trung Quốc và đất Mông Cổ. Do giữ được nguồn gen nguyên
chủng, sau này họ trở thành người Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid).
Cuốn
LSVN I hoàn toàn không biết tới quá
trình quan trọng này trong sự hình thành dân tộc Việt. Vì thế không thể hiểu lịch
sử của tộc Việt.
4. Sự
hình thành dân cư Trung Quốc.
Từ
40.000 năm trước, người Lạc Việt (Indonesian) mang mã di truyền Australoid đi
lên Hoa lục. 7.000 năm trước, tại vùng Ngưỡng Thiều trung du Hoàng Hà, người Lạc
Việt tiếp xúc với người Mông Cổ du mục ở bờ Bắc, dẫn tới hòa huyết sinh ra chủng
người Việt mới mang mã di truyền Mongoloid phương Nam (South Mongoloid). Người
Mongoloid phương Nam tăng nhân số, trở thành chủ thể của văn hóa Ngưỡng Thiều rồi
cả lưu vực Hoàng Hà.
Năm
2698 TCN, người du mục Mông Cổ do họ Hiên Viên dẫn đầu đánh chiếm đất của người
Lạc Việt ở Nam Hoàng Hà, lập vương quốc Hoàng Đế. Do chung sống, người Việt
Mongoloid phương Nam hòa huyết với người Mông Cổ phương Bắc, sinh ra lớp con
lai Mông-Việt, tự gọi là Hoa Hạ. Người Hoa Hạ dần thay cha ông Mông Cổ lãnh đạo
xã hội. Do người Việt quá đông trong khi người Mông Cổ quá ít nên thời gian ngắn
sau (không tới 100 năm), toàn bộ người Hoa Hạ chuyển thành người Việt. Các triều
đại từ Nghiêu, Thuấn, Vũ tới Thương, Chu đều là người Việt và phần lớn không có
quan hệ máu huyết với Hoàng Đế. Nhưng do
vinh quang của Hoa Hạ trong quá khứ nên đều nhận là Hoa Hạ!
Trong
khi đó, bên ngoài vương quốc của Hoàng Đế, không chỉ ở lưu vực Dương Tử mà ngay
tại lưu vực Hoàng Hà, nhiều quốc gia hay bộ tộc độc lập của người Việt liên tục
kháng chiến chống lại triều đình Hoàng Đế. Thí dụ như nước Ư Việt hay Dương Việt
ở vùng Hà Nam, tồn tại dai dẳng, sau này thành nước Sở. Bộ tộc Tần ở phía Tây
sau này bành trướng thành nhà Tần diệt Lục quốc, lập đế chế Tần. Diệt nhà Tần,
Lưu Bang người Việt nước Sở lập nhà Hán, xưng là Hoa Hạ, một sự trớ trêu của lịch
sử!
Do
không cập nhật tài liệu, cuốn LSVN I vẫn theo những quan niệm sai lầm của thế kỷ
XX, cho người Hán từ phía Tây xâm nhập Nam Hoàng Hà, làm nên dân tộc Hán, dẫn tới
việc cho rằng người Việt bị Hán hóa trong quá trình lịch sử.
5. Sự
hình thành dân cư Việt Nam.
Từ
70.000 năm trước, hai đai chủng người tiền sử Australoid và Mongoloid từ châu
Phi tới Việt Nam, hòa huyết sinh ra bốn chủng Indonesian, Melanesian, Vedoid và
Negritoid. Trong quá trình chung sống, hai chủng da đen Vedoid và Negritoid gần
như biến mất. Hai chủng Indonesian và Melanesian còn lại do người đa số
Indonesian (được gọi là Lạc Việt) giữ vai trò lãnh đạo về ngôn ngữ và xã hội.
40.000 năm trước, người từ Việt Nam đi lên khai phá Hoa lục. 7.000 năm trước, do tiếp xúc với người Mông Cổ phương Bắc, tại
Nam Hoàng Hà, người lai Mông-Việt mang mã di truyền Mongoloid phương Nam (South
Mongoloid) ra đời. Được sinh ra trên đất Việt, bú sữa mẹ Việt và sống trong văn
hóa Việt, người Mongoloid phương Nam trở thành chủng người Việt mới, là chủ
nhân của văn hóa Ngưỡng Thiều và lưu vực Hoàng Hà. Do cuộc xâm lăng của người
Mông Cổ năm 2698 TCN, người Lạc Việt Mongoloid phương Nam di cư xuống phía Nam,
tới Việt Nam và Đông Nam Á, mang nguồn gen Mông Cổ về chuyển hóa dân cư Việt
Nam và Đông Nam Á sang chủng Mongoloid phương Nam [2]. Như vậy là, có hai giai
đoạn hình thành người Việt: ban đầu là người Việt cổ, mã di truyền Australoid.
Tới 7000 năm trước bắt đầu chuyển hóa sang chủng Mongoloid phương Nam, được gọi
là người Việt hiện đại. Khoảng 2000 năm TCN, sự chuyển hóa hoàn tất. Người
Mongoloid phương Nam (sau này gọi là Nam Á) trở thành chủ thể dân cư Việt Nam
cũng như Đông Nam Á. Như vậy, từ 2000 năm TCN, người Việt Nam và người Trung Quốc
cùng một chủng tộc Mongoloid phương Nam. Người Việt Nam có chỉ số đa dạng sinh
học cao nhất trong dân cư châu Á, có nghĩa người Việt Nam là dân cư cổ xưa nhất
ở châu Á.
Cuốn
LSV N I không có những tri thức này nên không xác định được quá trình hình
thành của người Việt.
6. Sự
hình thành người Kinh.
Quan
niệm phổ cập hiện nay cho rằng, từ cộng đồng Tiền Việt Mường khi tiếp xúc với
nhóm Thái cổ hình thành hai dân tộc Việt (Kinh) và Mường. “Việt Nam có 54 dân tộc”. Trong đó dân tộc Việt
(Kinh) là đa số, còn lại là các dân tộc thiểu số.
Tuy
nhiên, trên thực tế, tình trạng dân cư trên đất Việt Nam như sau: từ 2000 năm
TCN, dân cư trên đất Việt Nam là chủng người duy nhất Mongoloid phương Nam, gồm
hai thành phần: người Mongoloid phương Nam điển hình, chủ yếu sống ở Bắc Bộ và
dạng Indonesian hiện đại của chủng Mongoloid phương Nam, sống ở phía Nam Trung
Bộ trở xuống.
Khoảng
300 năm TCN, đồng bằng sông Hồng hình thành, những người năng động nhất, giỏi
giang nhất trong các bộ tộc Việt từ Đông Dương và Nam Dương Tử kéo về khai phá
đất mới. Do cùng huyết thống, ngôn ngữ và văn hóa nên giữa các nhóm người không
có mâu thuẫn sắc tộc. Trong những người từ Nam Dương Tử trở về có người
Tày-Thái, Hakka, người nước Sở, người nước Việt, người Hán… là di duệ của người
Việt đi khai phá Trung Hoa từ xa xưa nên khi về Việt Nam là trở về đất tổ của
mình. Do sống lâu dài ở Trung Nguyên, trong vương triều Chu, Hán nên ngôn ngữ của
họ chuyển sang đơn âm và hữu thanh. Tiếng nói này dần lan tỏa ra trở thành ngôn
ngữ chung của cả đồng bằng. Cùng với tiếng nói là những yếu tố tiến bộ về xã hội
và sản xuất tiếp thu được ở vùng đất mở giao lưu với bên ngoài khiến cho người
đồng bằng sông Hồng trở thành sắc tộc mới, được gọi là người Kinh. Trong khi đó
những cộng đồng người Việt vẫn sống ở rừng núi dần trở thành những sắc dân thiểu
số. Do được hình thành như vậy nên người Kinh trở thành cộng đồng chủ thể của
dân tộc Việt. Quan niệm phổ cập cho rằng chỉ người Kinh mới là người Việt còn
các sắc dân khác không phải người Việt mà là
“các dân tộc thiểu số” là sai lầm.
7. Về
văn hóa Việt Nam
Sách
LSVN I cho rằng, Việt Nam nằm trên ngã tư đường giao thông của khu vực nên có sự
giao lưu tiếp biến văn hóa của các dân cư khác mà đặc biết là Ấn Độ và Trung
Hoa.
Trong
khi đó thực tế văn hóa Việt được hình thành như sau: Trong 70.000 năm sống ở
phương Đông, người Việt đã sáng tạo nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ: chế tác
công cụ đá mới, thuần hóa giống kê, giống lúa, các giống khoai và rau đậu, gà,
chó và lợn… đồng thời sáng tạo công cụ sản xuất và sinh hoạt. Từ 20.000 năm trước,
sau khi sáng tạo công cụ đá mới Hòa Bình, người Việt mang tộc danh Người Việt bộ
Qua. Sau khi làm chủ nông nghiệp lúa nước, người Việt có tộc danh Việt bộ Mễ.
Khi sáng tạo công cụ bằng đồng, người Việt mang tộc danh Việt bộ Tẩu. Tại văn
hóa Giả Hồ 9000 năm trước, người Việt sáng tạo chữ tượng hình đầu tiên. Từ 5300
năm trước người Việt thành lập nhà nước lớn và sớm nhất ở phương Đông. Có đủ cơ
sở để khẳng định, đó là nhà nước Xích Quỷ trong truyền thuyết. Về văn hóa phi vật
thể, tiếng Việt là chủ thể làm nên tiếng nói Trung Hoa. Người Việt sáng tạo chữ
tượng hình, về sau là chủ thể của chữ viết Trung Hoa. Người Việt cũng sáng tạo
kinh Thi, kinh Nhạc, kinh Lễ, kinh Dịch... Những thành tựu văn hóa rực rỡ trên
đất Trung Hoa đều được khởi nguồn sừ sự sáng tạo của người Việt.
Do có
quá trình người Việt đi lên khai phá Hoa lục rồi sau đó trở về xây dựng Việt
Nam nên văn hóa Việt Nam kế thừa toàn bộ nền văn hóa do người Việt sáng tạo ở
Hoa lục cũng như tại đất Việt Nam.
8.
Quan niệm về lịch sử Việt Nam
a. Do
người từ Việt Nam đi lên khai phá Hoa lục rồi sau đó trở về xây dựng nước Việt
Nam nên lịch sử Việt Nam bao gồm cả lịch sử người Việt từ khi đi lên khai phá
Hoa lục đến khi trở về Việt Nam. Như vậy, có thể khẳng định, thời Tiền sử của
Việt Nam bắt đầu 70.000 năm trước, khi tổ tiên từ châu Phi đặt chân tới đất nước
ta. Đồng thời khẳng định lịch sử đất nước ta bắt đầu từ 5.300 năm trước, khi
nhà nước Xích Quỷ của họ Hồng Bàng được thành lập tại kinh đô Lương Chử.
b.Lịch
sử một dân tộc là lịch sử của cộng đồng chủ thể làm nên dân tộc đó. Do người
Kinh với số lượng đông nhất, có nền văn hóa tiến bộ nhất, trở thành chủ thể của
dân tộc Việt Nam nên cũng là chủ thể của lịch sử Việt Nam.
9.
Quan niệm về Bách Việt
Sách
LSVN I cho rằng Bách Việt là trăm tộc Việt từng sống ở phía Nam dương Tử và là
nguồn cội của dân tộc Việt Nam.
Tuy
nhiên, từ cố thư và những khám phá di truyền học mới nhất, chúng tôi phát hiện:
Năm 333 TCN, nước Sở diệt nước Việt. Con cháu của vua nước Việt theo lãnh địa của
mình đứng lên lập những tiểu quốc, cùng tuân phục nước Sở, được Lã thị Xuân Thu
lần đầu tiên gọi là Bách Việt với ý nghĩa nhiều nước Việt ở Nam Dương Tử. Bách
Việt chỉ tồn tại hơn 200 năm, từ năm 333 tới năm 111 TCN là năm nước Nam Việt bị
tiêu diệt. Từ sự xuất hiện và suy tàn như vậy, nên Bách Việt không phải là trăm
tộc Việt và cũng không phải là cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Tới nay, điều
này càng rõ: cội nguồn của dân tộc Việt là người Lạc Việt xuất hiện trên đất Việt
Nam từ 70.000 năm trước
10. Về
nguồn gốc của Thục Phán
Trong
sách LSVN I, các tác giả cho rằng, Thục Phán là một tộc trưởng người Tày Cao Bằng.
Tuy nhiên ý tưởng như vậy thiếu thuyết phục vì lẽ nó bỏ qua những tư liệu thành
văn giá trị như Hoa dương quốc chí, Hoài Nam Tử… cho rằng Thục Phán thuộc dòng
họ Khai Minh nước Thục. Một số tác giả khác như Bình Nguyên Lộc cho rằng, người
Thục là một bộ phận của tộc Lạc Việt sống từ xưa ở phía Tây Nam Trung Quốc. Từ
giải mã tài liệu di truyền cho thấy, người Thục là nhánh Tày-Thái của tộc Lạc
Việt, mang mã di truyền Haplogroup O1 (Y-DNA) sống từ xa xưa ở Tây Nam Trung Quốc.
Trên địa phận Ba Thục, những bộ tộc Tày-Thái đã xây dựng vương quốc cổ cùng thời
với nhà nước Xích Quỷ. Sau thời gian dài tan rã, khoảng thế kỷ 16 TCN, họ Khai
Minh dựng nhà nước Thục rất văn minh, do Tàm Tùng đứng đầu. Năm 316 TCN nhà Tần
diệt nước Thục, con cháu vua Thục chạy xuống ở nhờ đất Văn Lang. Vốn cùng huyết
thống, tiếng nói và văn hóa nên tập đoàn vương thất nhà Thục thu phục được các
tù trưởng địa phương, lập nước Nam Cương. Sau khi đánh thắng quân xâm lược Tần,
Thục Phán chiếm ngôi vua Hùng, lập nước Âu Lạc. Đây là những tranh chấp trong nội
bộ người Việt để tiến tới lập nhà nước lớn mạnh hơn.
Như vậy
Thục Phán là hậu duệ của tộc Lạc Việt từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung
Hoa, lập nước Thục. Khi nước Thục bị hại, ông dẫn vương triều lưu vong chạy về
đất Văn Lang. Do tài năng, ông lãnh đạo các bộ tộc người Việt ở phía Bắc Việt
Nam đánh thắng quân Tần sau đó sáp nhập Văn Lang thành Âu Lạc. Âu lạc là quốc
gia đầu tiên của người Việt thời có sử.
11.Triệu
Đà và nước Nam Việt.
Cuốn
LSVN I cho rằng Triệu Đà là người Hán, được nhà Tần cử xuống đánh Lĩnh Nam.
Nhân cơ hội nhà Tần suy bại, Triệu Đà lập nhà nước cát cứ rồi xâm lược Âu Lạc.
Tuy nhiên, từ khảo cứu của mình, chúng tôi phát hiện Triệu Đà thuộc bộ tộc Tần,
là nhánh Tày Thái người Lạc Việt. Thời Xuân Thu, tổ tiên Triệu Đà họ Doanh đi
lên Nam Hoàng Hà, nhập nước Tấn. Có công phụ giúp các công tử nước Tấn, được
phong Triệu Thành nên mang họ Triệu. Cuối thời Xuân Thu, họ Triệu bành trướng
thế lực, cùng Hàn và Ngụy chia nước Tấn làm ba, lập nước Triệu. Khi nhà Tần diệt
nước Triệu, Triệu Đà 20 tuổi xung lính đi dánh Lĩnh Nam. Khi nhà Tần diệt vong,
ông lập nước Nam Việt. Như vậy, cũng như
Thục Phán, Triệu Đà là người Việt khi xuống Lĩnh Nam, ông trở về quê hương xa
xưa của mình. Khi điều kiện cho phép, ông lãnh đạo đồng bào người Việt lập quốc,
chống lại nhà Hán. Việc ông chiếm Âu Lạc lập nước Nam Việt cũng giống như Thục
Phán lập nước Âu Lạc, hoàn toàn không phải là xâm lược. Chính quyền do ông
thành lập là nhà nước của người Lạc Việt, hoàn toàn không phải là chính quyền
cát cứ.
Cho rằng
Triệu Đà lâp vương quốc cát cứ, xâm lăng Âu Lạc rồi trục xuất nhà Triệu khỏi Sử
Việt là cách nhìn sai lầm, phản dân tộc.
12. Về
các vương quốc cổ ở phía Nam Việt Nam.
Cuốn
LSVN I bao gồm lịch sử các quốc gia cổ Lâm Ấp-Chiêm Thành, Phù Nam vào lịch sử
Việt Nam. Đó là việc làm đúng. Tuy nhiên các tác giả chưa lý giải rõ về nguồn gốc
dân cư và văn hóa các quốc gia này.
Trên
thực tế, dân cư trên toàn bộ Đông Dương bao gồm cả Thái Lan, Myanmar, cùng với
Mã Lai, Indonesia là người Việt. Cho đến vài thế kỷ trước Công nguyên, do chung
cội nguồn, huyết thống, tiếng nói và văn hóa, họ quy thuộc về Văn Lang của các
Vua Hùng. Bằng chứng là các vua Hùng đã trao cho họ trống Đông Sơn như một thứ
quyền trượng. Nhưng một hai thế kỷ trước Công nguyên, sau khi Văn Lang diệt
vong và nhất là sau khi Việt Nam bị phương Bắc chiếm đóng, mối liên kết truyền
thống của Việt Nam với phía Nam bị đứt đoạn. Lực hướng tâm không còn, các thủ
lĩnh khu vực theo chiều hướng chung đứng lên lập nhà nước riêng. Những quốc gia
cổ ra đời. Do hấp lực của văn hóa Ấn Độ, các nhà nước này theo chính trị Ấn Độ
và đem văn hóa Ấn phủ lên nền tảng văn hóa Lạc Việt. Trong quá trình lịch sử,
giữa các quốc gia của người Việt trong vùng liên tục có tranh chấp lãnh thổ.
Biên giới như hiện nay là kết quả của những sự tương nhượng và được xác lập bởi
công pháp quốc tế. Mọi ý tưởng về “quyền sở hữu lịch sử” là phi lịch sử và
không có cơ sở thực tế. Từ lịch sử như vậy, các quốc gia cổ phía Nam cần được
bao gồm trong lịch sử Việt Nam trong quan hệ cùng chủng tộc và văn hóa.
13. Lịch
sử Việt Nam có chế độ phong kiến không?
Trong
LSVN tập I, các tác giả nhiều lần nói tới thuật ngữ “chế độ phong kiến” ở Việt
Nam. Chúng tôi nhận thấy cần có sự đánh giá lại quan niệm này. Trên báo Phụ nữ
tân văn, Sài Gòn, số 268 (29 Novembre 1934) học giả Phan Khôi khẳng định “Lịch
sử nước ta không có chế độ phong kiến.” Trong cuốn Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc
đến giữa thế kỷ XX, sử gia Lê Thành Khôi cũng biện bác rất có lý rằng Việt Nam
cũng như Trung Quốc thời Trung đại không hề có chế độ phong kiến với đặc trưng
bản chất của nó là “phong hầu kiến địa.” Từ khảo cứu của mình, chúng tôi cho rằng
nhận định của những học giả trên hoàn toàn chính xác. Do vậy, cần xóa bỏ quan
niệm “chế độ phong kiến” trong lịch sử Việt Nam để nhìn nhận lịch sử đúng với sự
thực.
14. Những
“người Trung Quốc tới làm vua Việt Nam” là ai?
Có một
số người từ Trung Quốc sang cư trú tại Việt Nam rồi sau đó con cháu họ làm vua
đất Việt. Tuy ghi nhận điều này nhưng trong tâm trạng người Việt Nam là sự phân
vân của mặc cảm tự ty: người Trung Quốc lại làm vua nước mình! Tuy nhiên nay ta
biết rằng, từ Thục An dương Vương, Triệu Vũ Đế đến Lý Bí, rồi nhà Lý, nhà Trần…
đều là người Việt mà tổ tiên xưa từ Việt Nam đi lên khai phá Hoa lục. Trong điều
kiện lịch sử nhất định đã trở về đất tổ. Nhờ tài năng và đức độ đã trở thành những
vị vua của Việt Nam. Khi nhận ra sự thực này, chúng ta xóa đi mặc cảm tự ty, trở
nên yên tâm và tự hào về dòng giống cùng lịch sử của mình.
15.
Hoa Việt đồng văn đồng chủng.
Từ thơ
ấu, nghe các cụ ở quê nói “Hoa Việt đồng văn đồng chủng,” quả tình tôi không hiểu
nổi. Nay, từ khám phá tới tận cùng lịch sử phương Đông, thì điều này được khẳng
định. Tuy nhiên, khác với cách hiểu trước đây cho rằng người Hán đồng hóa người
Việt, người Việt bắt chước người Hán từ tiếng nói tới chữ viết. Nay là sự thật
trái ngược: Người Việt và người Hoa cùng một nguồn gốc và văn hóa. Người Hán là
con cháu từ xa xưa của người Việt. Tiếng Việt là nguồn gốc của tiếng nói Trung
Hoa. Chữ Việt là chủ thể tạo nên chữ Trung Hoa. Những thành tựu văn hóa rực rỡ
trên đất Trung Hoa đều do người Việt sáng tạo.
Nhìn
chung, sách LSVN I phần nhiều chép lại những tư liệu từ những cuốn sử hình
thành trong thế kỷ XX. Dựa vào cổ thư Trung Hoa và khảo cứu của Viễn Đông Bác cổ,
chiều hướng của lịch sử phương Đông được xác định là: Từ Tây Tạng, người Hán
vào Nam Hoàng Hà xây dựng văn minh Hoa Hạ sau đó mang văn minh Hoa Hạ khai hóa
các sắc dân man di phương Nam. Dân tộc Việt Nam bị Hán hóa cả về nòi giống và
văn hóa.
Nhưng sang thế kỷ XXI, khoa học khám phá sự thực
ngược lại: người Khôn ngoan từ Châu Phi di cư tới Việt Nam sinh ra người Việt rồi
từ Việt Nam, người Việt đi lên khai phá Hoa lục. Vài năm trước, những học giả
Trung Quốc kiên định nhất cũng buộc phải chấp nhận sự thực này: Người Trung Quốc
không phải do người Bắc Kinh (Homo peikinensis) sinh ra mà từ phương Nam lên. Đồng
bằng miền Trung Hoàng Hà không còn là cội nguồn của văn minh Trung Hoa mà thay
bằng “văn hóa Lương Chử là cội nguồn của văn minh Trung Quốc!”Dù có “nhị thập tứ
sử” thì tới nay lịch sử Trung Quốc buộc phải viết lại. Và như sự tất yếu của số
phận, lịch sử Việt Nam cũng phải viết lại. Từ khảo cứu của mình, chúng tôi phát
hiện, 15 vấn đề nêu trên là những vấn đề nền tảng của lịch sử Việt Nam trước
đây bị hiểu lầm nay nhờ ánh sáng mới của khoa học đã được làm rõ.
Do những vấn đề nền tảng trên chưa được giải
quyết thấu đáo trong cuốn LSVN I nên tất yếu, cuốn sách này cần được viết lại.
Điều này cũng có nghĩa là cuốn Lịch sử Việt Nam 15 tập của Viện Sử học cần được
viết lại. Khi những vấn đề mang tính nền tảng nêu trên chưa được xác lập thì mọi
cuốn sử viết trên cơ sở đó chỉ là lâu đài xây trên cát.
Sài Gòn, tháng 12. 2017
1. Claude-Lévi-Strauss. Tristes tropiques,
Paris Plon, 1955, tr.269 và 264-265 (dẫn theo Trần Quốc Vượng- Suy nghĩ đôi điều
về văn hóa Việt Nam.)
2. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam
Á. NXB DH&THCN. H, 1983
AI LÀ
CHỦ NHÂN CỦA KINH DỊCH?
Hàng
nghìn năm, không chỉ phương Đông mà cả thế giới tin rằng, người Trung Quốc đã
làm ra Kinh Dịch. Chữ vuông của người Trung Quốc, những bản Dịch sớm nhất được
viết bằng chữ vuông là chứng cứ bất khả tranh biện xác nhận người Trung Quốc là
chủ nhân của kinh Dịch. Một niềm tin như lẽ đương nhiên, như Mặt trời mọc hàng ngày… Nhưng vào những năm 1970 của thế kỷ XX, một học
giả người Việt Nam, giáo sư Lương Kim Định tuyên bố: “Không chỉ chữ vuông mà
Kinh Thi, Kinh Dịch cùng nhiều thành tựu văn hóa khác của phương Đông cũng là sản
phẩm của người Việt.” Ngay lập tức, không phải nguời Trung Quốc mà từ cộng đồng
Việt dậy lên làn sóng phản đối một ý tưởng điên rồ, báng bổ lương tri, làm xấu
hổ dân tộc! Nhưng nửa thế kỷ đi qua, xuất hiện ngày càng nhiều thêm những người
tin theo vị linh mục. Trong khi người Trung Quốc im lặng cười nửa miệng thì cuộc
tranh cãi về chủ nhân Kinh Dịch giữa các học giả người Việt dường như không hồi
kết.
Lịch sử,
văn hóa là sản phẩm hoạt động xã hội của cộng đồng người trong quá khứ. Muốn
xác định một sản phẩm văn hóa của cộng đồng nào, trước hết cần xác định cộng đồng
đó là ai, có gốc gác ra sao và trải một quá trình như thế nào để xuất hiện tại
thời điểm nghiên cứu. Do vậy, về mặt nguyên tắc, muốn biết Kinh Dịch của người
Hoa hay người Việt, cần phải phân định rõ người Hoa là ai? Người Việt là ai?
Bài viết
này đưa ra một cách lý giải giản dị nhất, ngắn gọn nhất, xác đáng nhất cho thấy
ai là chủ nhân kinh Dịch
Từ
2000 năm trước, cổ sử phương Đông cho rằng, dân tộc Hán phát tích ở đồng bằng
miền Trung Hoàng Hà, tạo dựng văn minh Hoa Hạ. Sau đó đem văn minh Hoa Hạ khai
hóa các sắc dân man di phương Nam. Từ lịch sử hình thành như vậy, những thành tựu
lớn của văn minh phương Đông đều được quy công cho người Hán. Vào thời hiện đại,
ý tưởng trên được củng cố bằng những khám phá của học giả phương Tây: “Người
Hán từ phía Tây xâm nhập đồng bằng miền Trung Hoàng Hà, chinh phục và đẩy lùi
các sắc dân bản địa bán khai, xây dựng vương quốc vĩ đại với nền văn hóa rực rỡ.”
Từ chiều hướng hình thành của con người và lịch sử như vậy, văn hóa Trung Quốc
đồng nghĩa với văn minh phương Đông. Cố nhiên những thành tựu của văn hóa
phương Đông đều do người Trung Quốc sáng tạo.
Nhưng
sang thế kỷ XXI, sinh học phân tử đã lật đổ những tín điều tưởng như vĩnh cửu
đó, bằng khám phá sự thật chưa từng biết.
Khảo
cổ học phát hiện tại trấn Bộc Dương tỉnh Hà Nam ngôi mộ số 45, có tuổi 6.500
năm. Khảo sát ngôi mộ cho thấy, tới lúc này, người Việt đã có quan niệm trời
tròn, đất vuông; đã nắm vững thiên văn, địa lý, phong thủy và trưởng thành về Dịch
lý. Kết hợp hiện trạng ngôi mộ với truyền thuyết, học giả Trung quốc cho rằng
đó là mộ của Phục Hy, người làm ra kinh Dịch. Chúng tôi cho rằng đó là khám phá
quan trọng, có độ khả tín cao, phù hợp với thực tế. Như vậy là, từ khoảng 6.500
năm trước, Dịch lý đã được hoàn chỉnh, dưới dạng cuốn kinh vô tự gồm tám quẻ
đơn và 64 quẻ kép cùng với Hà đồ, Lạc thư. Dịch lý trở thành tài sản chung của
người Việt. Tại mỗi cộng đồng xuất hiện những nhà thông tuệ dùng cuốn sách với
những ký hiệu để suy ngẫm về vũ trụ, nhân sinh và thực hành khoa học dự báo. Do
vào thời điểm này, trên địa bàn Đông Á chỉ có duy nhất người Việt nên hoàn toàn
khẳng định Dịch lý là sản phẩm của người Việt.
Tới
đây một câu hỏi cần được trả lời: Dịch lý được tạo ra như thế nào? Đó là câu hỏi
khó, xuất hiện từ xa xưa mà chưa có lời đáp. Để trả lời câu hỏi này, chỉ có thể
gom nhặt những dấu vết mờ ảo, vụn vặt còn lại trong ký ức cộng đồng. Ta biết, yếu
tố đầu tiên và là nền tảng của Dịch lý là Âm và Dương. Nay Âm Dương quá phổ biến
trong dân gian nhưng ai biết được lần đầu tiên xuất hiện khi nào? Khảo sát những
hòn đá đẽo thô sơ của văn hóa Hòa Bình 20.000 năm trước, các học giả phát hiện,
trên một số hòn có hai vệt song song được khắc chìm. Suy ngẫm nhiều mà không
tìm được công dụng thực tế của chúng, các học giả xếp vào “vật tồn nghi”rồi đặt
tên là “dấu Hòa Bình”. Gặp tại văn hóa Bắc Sơn nhiều hơn những hòn đá mài với
hai vết khắc tương tự, các học giả gọi là “dấu Bắc Sơn,”như một chỉ dấu của nền
văn hóa này. Tuy nhiên vẫn không ai hiểu ý nghĩa của cái “dấu” đó là gì! Rồi
vào thập kỷ 1970, giáo sư Lương Kim Định đưa ra thuyết: hai vạch khắc chìm đó
là biểu trưng của Âm-Dương, của quan niệm song trùng lưỡng hợp (dual unit) một
mà hai, hai mà một, trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Tới nay chưa ai đưa
ra lý lẽ khẳng định hay bác bỏ thuyết này. Chúng tôi chấp nhận giả thuyết của
Kim Định và cho rằng, muộn nhất, thời văn hóa Hòa Bình, khoảng 20.000 năm trước,
người Việt đã hình thành quan niệm Âm Dương. Bằng chứng khác về xuất hiện của
Dich lý là Thập can, Thập nhị chi và Bát quái. Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ,
Canh, Tân, Nhâm quý rồi Tý, Sửu, Dần, Mão,Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất,
Hợi và Càn, Đoài, Cấn, Chấn, Tốn, Khôn, Ly, Đoài là những “vật liệu”ngôn từ cơ
bản làm nên kinh Dịch. Thời gian dài, được cho là những từ do người Trung Quốc
tạo ra để làm nên kinh Dịch. Nhưng những năm gần đây, nhiều tác giả đã chứng
minh những từ đó là thuần Việt. Một khi
những “vật liệu” rất cơ bản làm nên Kinh Dịch là của người Việt thì đó là chỉ dấu
cho rằng ít nhất người Việt là người đầu tiên khởi thảo kinh Dịch. Những bằng
chứng trên cho thấy, từ xa xưa, bằng sự kiên trì và liên tục, người Việt đã
sáng tạo ra kinh Dịch. Vào 6500 năm trước kinh Dịch hình thành. Việc phát hiện
nhà nước phương Đông lớn và tiến bộ tại Lương Chử vùng Thái Hồ 5300 năm trước
đã cho thấy thêm phạm vi hoạt động cũng như tầm mức văn hóa của người Việt, chủ
nhân của Đông Á.
Năm 2698 TCN một sự kiện lớn xảy ra, tạo bước
ngoặt quan trọng trong lịch sử phương Đông. Đó là việc họ Hiên Viên dẫn đầu
liên minh các bộ lạc Mông Cổ đánh chiếm miền Trung Hoàng Hà của người Việt, lập
vương triều Hoàng Đế. Tuy chiến thắng quân sự nhưng do nhân lực ít và văn hóa
chưa phát triển, lại gặp sức kháng cự dai dẳng của người Việt khiến cho người
Mông Cổ khôn khéo thực hiện chế độ cai trị mềm dẻo để thu phục người Việt. Do sống
chung hòa thuận, hôn phối Mông- Việt xảy ra, lứa con lai Mông -Việt ra đời, tự
nhận là Hoa Hạ. Cho đến nay không ít người lầm lẫn cho rằng Hoa Hạ là một dân tộc.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong gia tộc Hoàng Đế, gen Mông Cổ chỉ tồn tại được
ba đời là Hoàng Đế, Chuyên Húc và Thiếu Hạo. Đời thư tư Đế Khốc đã chuyển sang
gen Việt. Sau Đế Khốc thì Đế Nghiêu càng Việt hơn. Tới Thuấn và Vũ, vì chế độ
truyền hiền nên hoàn toàn là Việt. Do lịch sử như vậy nên Hoa Hạ chỉ là lớp con
lai xuất hiện một thời gian ngắn ngủi rồi hòa tan trong cộng đồng Việt đông đảo.
Nhờ chính trị tốt đẹp, người Việt chiếm đại đa số dân cư, đem hết tâm lực cống
hiến cho vương triều. Thiên văn, địa lý, phong thủy được áp dụng. Dịch lý được
người Việt đưa vào triều đình. Ta từng nghe nói sách Tam phần mở đầu Thượng Thư
bị Khổng Tử loại bỏ khi san định kinh Thư thì chính đó là “Tam Phần Thư” gồm có
Sơn phần là Liên Sơn Dịch của Thiên hoàng, họ Phục Hy. Khí phần là Quy tàng Dịch
của Nhân hoàng, họ Thần Nông. Hình phần là Kiền Khôn Dịch của Địa hoàng họ
Hoàng đế. Mỗi bộ Dịch đều có 8 quẻ; dưới mỗi quẻ lại đều có 7 quẻ nữa, tổng cộng
8 x 8 = 64 quẻ. Như vây Tam phần là Dịch thời Tam Hoàng, có 64 quẻ, gọi là:
“Quân, Thần, Dân, Vật, Âm, Dương, Binh, Tượng; Qui, Tàng, Sinh, Động, Trưởng, Dục,
Chỉ, Sát; Thiên, Địa, Nhật, Nguyệt, Sơn, Xuyên, Vân, Khí” tức là Kiền, Khôn, Chần,
Tốn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài. (1) Điều này cho thấy, vào thời Hoàng Đế, kinh Dịch vẫn
được nghiên cứu, phát triển. Tuy nhiên, những cuốn Dịch này vẫn là những cuốn
sách không có chữ mà được ghi bằng những ký hiệu. Chỉ đến thời Chu, khi chữ viết
trưởng thành, Chu công đã theo lời truyền từ xa xưa viết thành quái từ, hào từ.
Đến lượt mình, Khổng Tử viết Thập dực tạo nên cuốn Chu dịch.
Phân
tích trên cho thấy, từ xa xưa người Việt đã âm thầm khám phá Dịch lý, từ hai yếu
tố Âm Dương đến Thiên can, Địa chi, Bát quái và làm ra sách Dịch vào 6500 năm
trước. Khi Hiên Viên đưa người Mông Cổ vào chiếm miền Trung Hoàng Hà lập nhà nước
Hoàng Đế thì cộng đồng Việt bị phân chia. Bộ phận nhỏ thuộc vương triều Hoàng Đế.
Phần còn lại là các bộ tộc hay nhà nước độc lập của người Việt. Dịch lý tiếp tục
được sử dụng và hoàn thiện trong cả hai cộng đồng Việt này. Do có nhà nước quân
chủ mạnh, trong 200 năm (1500 – 1300 TCN), nhà Ân đã hoàn thiện Giáp cốt văn của
người Việt thành chữ vuông. Sang thời Chu, cuốn “kinh vô tự”được văn bản hóa
thành Chu Dịch. Do nhà nước Hoàng Đế tách biệt với cộng đồng Việt còn lại, tạo
thành thực thể hành chính lâu dài dẫn tới sự hiểu lầm rằng người Hán là một đân
tộc khác, từ phương Tây du nhập. Do vậy những thành tựu văn hóa phương Đông được
lưu giữ trong nhà nước Trung Hoa, trong đó có kinh Dịch được cho là sản phẩm của
người Trung Quốc.
Tuy
nhiên, phân tích trên cho thấy, kinh Dịch là sản phẩm của người Việt, trong đó
có công của người Việt sống trong nhà nước Trung Hoa đã văn bản hóa kinh Dịch
thành Chu Dịch. Người Hán là một nhánh con cháu của người Việt, ra đời khoảng
7000 năm trước nên không thể làm ra kinh Dịch. Người Hoa Hạ xuất hiện muộn hơn,
khoảng năm 2698 TCN nên càng không phải là chủ nhân kinh Dịch.
Trước
đây do hiểu biết hạn chế về lịch sử hình thành dân cư phương Đông nên cho rằng
người Hán làm ra kinh Dịch. Đó là sai lầm lớn của quá khứ, cần được nhận thức lại
để “cái gì của Saesa trả lại cho Saesa.” Thời gian gần đây xuất hiện quan niệm
“Người Hán ăn cắp kinh Dịch của người Việt.” Đấy lại là sai lầm khác. Thực tế lịch
sử cho thấy, không phải ăn cắp của người Việt mà người Hán là bộ phận người Việt
sống trong nhà nước Hoàng Đế đã kế thừa Dịch lý từ tổ tiên và góp công sức lớn
tạo thành bản kinh như hiện nay.
Sài
Gòn, 24.11.2019
Tài liệu
tham khảo:
1. Lý Quá: Tây Khê Dịch thuyết. Tứ khố toàn
thư trân bản. Thương vụ ấn quán, Thượng Hải, bài tựa, quyển 1, trang 5,6,7. (Dẫn
theo Nguyễn Hữu Lương - Kinh Dịch với vũ trụ quan phương Đông. Nha tuyên uý Phật
giáo. Sài Gòn 1971, trang 421)
DỊCH
LÝ TRONG NGÔI MỘ CỔ
Tháng Năm 1987, các nhà khảo cổ
Trung Quốc phát hiện khu mộ cổ tại dốc Tây Thủy, thành phố Bộc Dương tỉnh Hà
Nam. Khu mộ có 45 ngôi. Ngôi số 45 được khảo sát đặc biệt. Định tuổi bằng
C14, ngôi mộ có niên đại khoảng 6500 năm (6460+/- 135), thuộc trung kỳ văn hóa
Ngưỡng Thiều. Đầu mộ quay về hướng nam, chân phía bắc, phía đông là một con rồng
ghép bằng vỏ sò, có móng vuốt, sống động như thật; phía tây của nó giống như một
con hổ bằng vỏ sò, đầu lặng lẽ, uy nghi; phần bụng con hổ ghép bằng vỏ sò có
hình giống hoa mai.
Ngôi mộ
số 45 có ba người tuẫn táng ở ba hướng Đông, Tây, Bắc, được chôn theo một độ
xiên nhất định. Kiểm tra các bộ xương cho thấy những người tuẫn táng trong độ
tuổi từ 12 tới 16, đầu của họ có dấu vết đâm, chứng tỏ là những cái chết không
tự nhiên. Dưới chân mộ chủ có hình tam giác và hai ống xương chày trẻ em lấy từ
ngôi mộ số 31.
Sau
khi phát hiện báu vật, Trung Quốc đã xây nhà bảo tàng lớn để trưng bày khu mộ
này.
Mộ số 45
Ông Từ
Thiều Sam, nhà phong thủy từng nghiên cứu ngôi mộ đưa ra nhận định sau:
“1. Mộ
Bộc Dương số 45 có hình thanh long bạch hổ và 28 địa điểm đồ hình tương ứng với
đồ hình thanh long, bạch hổ, (cho thấy) thanh long, bạch hổ đồ của mộ Bộc Dương
số 45 là tứ tượng đồ. Theo hình dạng và kích thước của thanh long, bạch hổ
trong mộ Bộc Dương 45 thấy bảy con số phù hợp vị trí có thể được xác định 28 địa
điểm đã được thiết lập tại thời điểm chôn cất.
2. Xa
nhất về phương nam theo hướng tý ngọ (Bắc Nam) của mộ 45 là mộ số 31. Chủ nhân
mộ số 31 ở phía cực nam là một đồng nữ, là thần Hạ chí. Ba nạn nhân hiến tế
trong mộ 45 thì một là biểu tượng của thần Xuân phân (phía Đông, đồng nam), thần
Thu phân (phía Tây, đồng nữ) và thần Đông chí (Bắc, đồng nam). Tại đây chu kỳ
mùa được hoàn tất.
Người
xưa đã có một niềm tin văn hóa rất đầy đủ: Đông, Xuân là dương, được biểu thị bằng
đồng nam; Hạ, Thu là âm được biểu thị bởi đồng nữ.
3.Thứ ba, trong phần bụng con hổ bằng vỏ
sò ở ngôi mộ số 45, có một loạt các vỏ sò nằm rải rác. Đống này nằm trong bụng
của con hổ bằng vỏ sò, đồ hình ngọn lửa trong bụng con hổ chỉ nhằm để khẳng định
lẫn nhau. Trong đồ án của ngôi mộ 45 với mô hình đồ án đối chiếu, chúng phản
ánh chính xác cùng một nội dung, hình ảnh là một "bản đồ sao" (tinh đồ).
Trong bụng hổ là mặt trời hình hoa mai, theo thông lệ là ngày Xuân phân.
Sơ đồ ngôi mộ số
45
Khái
quát, ngôi mộ được sắp xếp theo tượng sao lúc hoàng hôn ngày Xuân phân.
4. Đo
bằng con số ngôi mộ có sẵn BP'P = B'P'P = 24 ° 00 '. Thứ hai, những vỏ sò trong
bụng con hổ có hình hoa mai là mặt trời, theo tiền lệ đó là quỹ đạo của sao vào
ngày Xuân phân.
Sơ đồ phân tích mộ 45
Mộ 45: thanh long bạch hổ đồ và 28 điểm tương ứng
5. Đêm
quan sát sao Bắc Dẩu, ngày dựng tiêu. Dưới chân chủ nhân ngôi mộ số 45 có hình
tam giác nhỏ và hai xương chày trẻ em. Xương chày như cán của chòm Bắc Đẩu. Bắc
Đẩu được người xưa dùng trong chiêm tinh học. Đêm quan sát Bắc Đẩu, ngày dựng
tiêu đo bóng. Phương pháp cắm tiêu đo hình cổ nhất là người xưa thông qua bóng
trên cơ thể người thay đổi phương hướng mà dần dần học được cách thiết kế, đó
là “tiêu.” Do cơ thể con người, cọc tiêu và thời gian có mối quan hệ đặc biệt,
vì vậy người xưa gọi là “thời gian đo đùi”, ý nghĩa của chân đùi con người. Bắc
Đẩu đồ trong ngôi mộ Bộc Dương 45, chân, tiêu và thời gian liên kết lại, phản
ánh người xưa thông qua dựng tiêu đo bóng và quan trắc Bắc Đẩu để xác định thời
điểm.
6. Để
xương chày như cán của chòm sao Bắc Đẩu, xác định bốn tượng kiến lập trên quan
sát tại Bắc Đẩu.
7. Tôn
thờ vật tổ của Trung Quốc tồn tại trong 6500 năm trước. Từ tính toán vị trí tứ
tượng đồ tinh, người xưa tiến hành tối thiểu 100.000 quan sát chiêm tinh trước
khi bắt đầu ghi chép.
8. Đây
là lần đầu tiên ở Trung Quốc phát hiện bố cục âm trạch phong thủy, quyết định
phương hướng phát triển của phong thủy sau này.
9.
Ngôi mộ số 45 đầu hình bán nguyệt, chân mộ vuông chứng tỏ quan niệm trời tròn đất vuông đã hình thành.
10.
Theo 28 địa điểm và chia ra bốn thần cho thấy 6500 năm trước đã nắm được sự vận
hành của năm và sáng tạo các hệ thống thiên văn can chi.”
Ý kiến
của chúng tôi:
Trước
hết phải khẳng định, chủ nhân văn hóa Ngưỡng Thiều 6500 năm trước là người Việt.
40.000 năm cách nay, người Lạc Việt từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa, đã để
lại những di chỉ: Động Người Tiên, với mảnh gốm đầu tiên trên thế giới 20.000
tuổi cùng hạt lúa trồng sớm nhất 12.400 năm. Tiếp đó là văn hóa Giả Hồ 9000 năm
trước, Hà Mẫu Độ 7000 năm trước. Người Việt mang giống kê, giống lúa lên lưu vực
Hoàng Hà. Tại vĩ độ 35, do khí hậu quá khô, cây lúa không sống được nên cây kê
trở thành cây lương thực chủ yếu. Khoảng 7000 năm trước, tại trung du Hoàng Hà,
người Việt tiếp xúc với người sống trên đồng cỏ bờ phía Bắc (sau này Đồng Cỏ được
nói trại thành Mồng Cỏ rồi Mông Cổ), sinh ra chủng người mới Mongoloid phương
Nam (South Mongoloid). Người Mongoloid phương Nam do người mẹ Việt sinh ra, sống
trong dân cư văn hóa Việt, nói tiếng Việt nên là người Việt. Như vậy là, một chủng
người Việt mới ra đời. Với thời gian, số lượng người Mongoloid phương Nam tăng
lên, trở thành chủ nhân văn hóa trồng kê Ngưỡng Thiều, bao gồm các tỉnh Thiểm
Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc…
Mộ Bộc
Dương số 45 với 6500 tuổi, được tạo lập gần 2000 năm trước khi Hoàng Đế ra đời
(khoảng 2698 TCN) nên hoàn toàn là của người Lạc Việt. Đây là là cột mốc có ý
nghĩa đặc biệt, cho thấy 6500 năm trước người Việt đã có:
1.Kiến
thức thiên văn học trưởng thành. Đã hình thành quan niệm trời tròn đất vuông,
khám phá sao Bắc Đẩu cùng Nhị thập bát tú trên bầu trời.
2.Đã
sáng tạo can, chi, lịch pháp với những ngày tiết trong năm.
3.Từ
ngôi mộ, có thể thấy các vị trí: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài được
xác định. Điều này chứng tỏ Bát Quái đã được xác lập
4.Đã
trưởng thành về thuật phong thủy và áp dụng trong mai táng.
5.Từ
những tri thức trên chứng tỏ rằng người Việt lúc này đã nắm được dịch lý. Đây
là bằng chứng vững chắc khẳng định Dịch là sáng tạo của tộc Việt. Thời điểm của
mộ Bộc Dương cũng trùng với thời gian xuất hiện của tổ người Việt là Phục Hy
(năm 4480 TCN), là người được cho là có công “họa quái”- tức làm ra Địch. Phải
chăng điều này cho thấy sự gắn bó giữa huyền thoại và thực tế?
22. 7. 2014
Tài liệu
tham khảo:
徐韶杉:从阴宅风水看仰韶天文
DỊCH LÝ TRONG SÁCH CỔ CỦA
ĐỒNG BÀO THỦY TỈNH QUÝ CHÂU
Một trong những thắc mắc của người nghiên cứu Dịch lý là, nếu nói người
Lạc Việt làm ra Dịch, vậy thì có bộ phận
nào của người Lạc Việt ghi được điều này bằng văn tự? Chúng ta đã không tìm được
dẫn chứng loại này trên đất Việt bởi lẽ, ngoài quẻ Lôi thủy giải trên đồ gốm
thì văn tự trên đất nước ta xuất hiện muộn, lại là chữ Hán nên không thể lấy
làm bằng chứng. Tuy một số sắc tộc anh em như Thái, Mường, Chăm… có chữ cổ của
mình nhưng đến nay chưa thấy công bố nghiên cứu nào về chủ đề này. Vì vậy không
có cơ sở để biện bác.
Rất may là ở vùng người Choang thuộc tỉnh Quý Châu tồn tại bộ tộc Thủy.
Xưa kia tổ tiên người Thủy là người Lạc Việt, chủ nhân của toàn bộ Trung Hoa.
Nhưng tới thời Hán, người Thủy đã lui vào rừng sâu sinh sống, dần dần biến
thành bộ tộc thiểu số, với khoảng 340.000 người. Người Thủy nói tiếng Thủy và
may mắn giữ được sách Thủy (Thủy thư) viết bằng chữ Thủy (Thủy tự). Đó là loại
mật thư, truyền lại từ xa xưa, được gọi là
“văn tự hóa thạch sống,” một tài liệu vô cùng quý giá chứa đựng tinh hoa
của một nền văn hóa cổ xưa, trong đó có nói về Dịch lý.
Chúng tôi xin giới thiệu bản dịch bài Thủy
thư*
“ Thủy thư là chữ viết và ngôn ngữ của tộc Thủy, được gọi là “Lặc
Tuy,” do tiên nhân của Thủy thư truyền đời này sang đời khác, hình dạng giống
Giáp cốt, Kim văn, chủ yếu dùng để ghi lại quan niệm của tộc Thủy về thiên văn,
địa lý, tôn giáo, dân tục, luân lý, triết học cùng thông tin về văn hóa.
Nghiên cứu khảo cổ mới nhất cho thấy, chữ viết của tộc Thủy và phù hiệu
trên gốm đời nhà Hạ ở di chỉ Yển Sư Nhị Lý Đầu, tỉnh Hà Nam có sự tương thông.
Các vị tiên sinh của Thủy thư đã đọc được tận nghĩa của sách khiến cho giới khảo
cổ học nể trọng. Tháng 3 năm 2002, Thủy thư được đưa vào “Danh mục chữ khắc ván
quý của Trung Quốc.”
Thủy thư còn được gọi là “Quỷ thư”, ‘Phản thư”, thứ nhất là do kết cấu,
tuy có sự phỏng theo Hán tự nhưng lại viết ngược, viết đảo, hay cải biến phép
viết tự hình của chữ Hán. Chữ của Thủy thư không giống chữ Hán về hình dạng còn
cách viết thì tương phản, nay rất ít người đọc được. Hiện nay, trên thế giới,
Thủy thư và Hán tự là loại văn tự duy nhất không bính âm.
Thủy thư
Có nhiều ý kiến khác nhau về số chữ của Thủy
thư. Cuốn “Thủy tộc gian sử” xuất bản năm 1986 nói có 400 chữ. Sách “Trung quốc
Thủy tộc văn hóa nghiên cứu” nói khoảng 500 chữ. Các chuyên gia khảo cứu nói có
hơn 2000 chữ, phát hiện chữ dị thể chủ yếu tập trung tại 12 Địa chi, Xuân, Hạ,
Thu, Đông, Thiên can, cửu tinh cùng chữ đơn, biệt lệ. Trước mắt phát hiện “Dần,
Mão” cùng hơn 30 chữ dị thể. Đối với chữ dị thể trong văn tự cổ của tộc Thủy,
có ý kiến cho rằng mỗi chữ có ít nhất một biến thể, tổng số chữ Thủy khoảng
1600 chữ.
Giới học thuật Trung Quốc cho là có khả năng Giáp cốt văn, Kim văn có
“quan hệ nhân duyên” với Thủy tự, trong đó “Giáp cốt văn là cha”. Tiến sĩ Vương
Ý Vinh phát hiện Giáp cốt văn vào năm 1898, tới nay mới 105 năm. Thời Minh phát
hiện hai tấm bia văn tự Thủy tộc. Trong thời đại Hoàng Trị đều phát hiện Thủy
thư mộc khắc bản. Như vậy, không có nghĩa là chỉ sau khi Giáp cốt văn được phát
hiện mới tìm thấy Thủy thư. Giới khảo cổ vất vả hơn 40 năm khảo sát 24 phù hiệu
trên đồ gốm nhà Hạ, sau đó cơ quan hữu quan tỉnh Hà Nam xem xét báo cáo về Thủy
thư của Quý Châu và so sánh các ván khắc, tìm thấy có hơn mười biểu tượng phù
hiệu tương ứng. Họ cho rằng: “Chữ cổ Thủy tộc và văn hóa phù hiệu còn lại của
nhà Hạ có một mối tương quan.”
Thủy thư
Thủy thư ghi chép lại, phần lớn là các
ngày tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy, phương vị, cát hung, triệu tượng đuổi quỷ
xua tà do vu sư thi hành công cụ của pháp sư. Do người Thủy tộc rất tin quỷ thần,
nên Thủy thư được dùng rất rộng. Thủy thư có công năng đặc biệt, thúc đẩy người
Thủy sùng bái quỷ thần. Tại nơi tụ cư của Thủy tộc, người đọc được và biết sử dụng
Thủy thư (tất cả là nam giới) được người dân tôn trọng, gọi là “thầy quỷ” (quỷ
sư). Trong dân gian, họ có địa vị rất cao, được mọi người sùng bái. Thủy thư
cùng với “quỷ sư” được tổ truyền, là bảo vật trân quý, chỉ truyền nam không
truyền nữ. Tuyệt đối không truyền cho người ngoài. Thủy thư là cuốn sách giáo
khoa, quỷ sư là giáo sư. Quỷ sư và Thủy thư kết hợp là thuộc hệ tôn giáo tín
ngưỡng nguyên thủy của Thủy tộc. Mối liên kết của thế giới quỷ thần, là nhân tố
vật chất được truyền thừa của văn hóa vu thuật và duy trì lâu dài một thế giới
thần bí.
Ngoài nội dung tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy, Thủy thư còn chứa rất
nhiều thông tin về các thiên tượng, tư liệu lịch pháp cùng văn tự cổ, là di sản
văn hóa lịch sử vô giá của Thủy tộc. Một số trong đó là lý thuyết hiện nay như
Cửu tinh, Nhị thập bát tú, Bát quái cửu cung, Thiên can địa chi, nhật nguyệt
ngũ tinh, Âm Dương ngũ hành, Lục thập giáp tử, tứ thời ngũ phương. Quy chế thất
nguyên lịch được đề cập trong Chính nguyệt kiến Tuất của Thủy lịch, cho thấy tổ
tiên Thủy tộc đã kết tinh trí tuệ và nghệ thuật cao, bao hàm triết học của khoa
học luân lý và biện chứng duy vật sử quan. Trong văn hóa Trung Quốc nó được xem
là những trang xán lạn nhất.
Kết
cấu của văn tự cổ Thủy tộc đại loại có ba loại hình: thứ nhất là chữ tượng
hình, giống như Giáp cốt và Kim văn; thứ nhì là chữ phỏng theo Hán ngữ, tức là
cách viết ngược, viết đảo hay cải biến chữ Hán; ba là văn tự tôn giáo, tức các
phù hiệu biểu thị mật mã của tôn giáo Thủy tộc cổ truyền. Sách được viết theo
hình thức từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, không có dấu chấm câu.
Văn tự Thủy tộc có ba hình thức lưu truyền chủ yếu: khẩu truyền, viết
trên giấy, thêu, viết lên da, khắc trên ván gỗ, viết trên gốm rồi nung v.v…Thủy
thư chủ yếu dựa vào viết tay, truyền khẩu lưu truyền tới nay, vì vậy được các
chuyên gia học giả thế giới khen ngợi là văn tự tượng hình “hóa thạch sống.” Do
là kết cấu tượng hình, chủ yếu chúng mô tả hoa, chim, trùng, cá và những thứ
khác trong thế giới tự nhiên, cũng như một số totems như con rồng và bằng văn bản
cùng các miêu tả vẫn giữ được nền văn minh cổ xưa của nó.”
Bản văn trên cho thấy, Thủy tự, Thủy thư là di sản vô cùng quý giá của
người Lạc Việt. Tuy nhiên trong một bài viết, vấn đề chưa được các học giả
Trung Quốc nghiên cứu một cách căn để. Trong khi đó, học giả người Việt dường
như chưa quan tâm đến sự kiện quan trọng này. Dựa theo văn bản trên, chúng tôi
xin lạm bàn đôi điều.
Trước hết, ta thấy rằng, tác giả của bài viết đại diện cho tính chính thống
Hán tộc nên có xu hướng kéo cả người Thủy lẫn chữ Thủy vào trong vòng ảnh hưởng
của Hán tộc: tất cả đều có xuất xứ từ Trung Nguyên. Người Thủy là một nhánh của
Hạ tộc di cư xuống. Trong chữ Thủy có tới 10 ký hiệu xuất hiện trên gốm nhà Hạ!
Tuy nhiên, đó là cách ngụy biện do lý giải ngược. Nay ta biết rằng, nhà Hạ là hậu
duệ của người Lạc Việt từ Nam Dương Tử đi lên. Còn ký hiệu trên gốm nhà Hạ chưa
phải ký tự. Trong khi đó, tại Cảm Tang Quảng Tây cách đó không xa, phù tự là loại
chữ dùng cho cúng tế, bói toán được khắc trên đá từ 6000 đến 4000 năm trước!
Như vậy có thể là, chữ tượng hình do người Lạc Việt sáng tạo mà duy nhất người
Thủy giữ được cùng với sách Thủy. Các chuyên gia không cho biết chữ Thủy xuất
hiện từ bao giờ. Nhưng dựa vào lịch sử chữ viết Lạc Việt, ta có thể đoán rằng,
đó là do một dòng chảy liên tục từ chữ Cám Tang cho tới chữ Thủy. Có nghĩa là,
chữ Thủy có lịch sử 4000 - 6000 năm. Nói rằng, trong chữ Thủy có một số chữ Hán
cũng có thể có cơ sở. Đó là do tiên nhân người Thủy đã mượn chữ Hán làm phong
phú hơn cho chữ viết của mình.
Tuy nhiên, chữ Thủy có đặc trưng riêng. Thế nào là cách viết ngược,
viết đảo hay cải biến chữ Hán?
Chi tiết này cho thấy chữ Thủy có gốc từ chữ tượng hình Lạc Việt. Trong
khi người Trung Quốc thời Tần, Hán cải biến chữ của người Việt để viết theo
cách nói Mông Cổ thì người Thủy vẫn giữ cách viết Lạc Việt truyền thống. Do vậy
khi nhìn bản văn chữ Thủy, người Hán cho là viết ngược hay viết đảo với
chữ Hán, tức là viết theo cú pháp Việt: chính trước phụ sau mà không phải như
chữ Hán viết theo kiểu phụ trước chính sau. Người Việt nói thịt gà,
trong khi người Hán nói gà thịt! Điều này là thêm khẳng định thủy Thư là
của người Lạc Việt.
Bài viết trên cho ta thông tin giá trị: từ xa xưa, chậm nhất là 4000 năm
trước, người Thủy đã biết tới Cửu tinh, Nhị thập bát tú, Bát quái cửu cung,
Thiên can địa chi, Nhật nguyệt ngũ tinh, Âm Dương ngũ hành, Lục thập giáp tử, tứ
thời ngũ phương. Quy chế thất nguyên lịch được đề cập trong Chính nguyệt kiến
Tuất của Thủy lịch. Điều này là bằng chứng hùng hồn nói rằng, tên 12 con
giáp cho các con giống của hàng Can cũng như 10 số đếm của hàng Chi là do người
Việt đặt. Và trùm lên tất cả, ta thấy sự phổ biến của Dịch lý trong sách Thủy.
Đó cũng là một bằng chứng cho thấy người Lạc Việt là chủ nhân của Dịch lý.
Tài liệu tham khảo:
VIỆT NHO
LÀ ĐỈNH CAO CỦA MINH TRIẾT PHƯƠNG ĐÔNG
Hơn 2000
năm Nho giáo trở thành một thứ quyển văn hóa bao trùm cuộc sống của người Việt.
Dù muốn dù không thì văn hóa Nho giáo hòa quyện vào mọi ngõ ngách tinh thần của
từng người dân. Nhưng do những hạn chế của lịch sử và tri thức, hầu hết người
Việt, kể cả những người được hay tự coi là trí thức cũng chưa có mấy ai thực sự
hiểu biết về Nho giáo. Phần nhiều chỉ đọc một vài cuốn sách rồi theo kiểu “bắc
nồi chõ nghe hơi”đưa ra những lời phê phán hoàn toàn cảm tính, phủ định giá trị
của Nho giáo. Thái độ phi trí thức như vậy cần được phê phán ngõ hầu xây dựng
quan niệm chính xác về cội nguồn văn hóa dân tộc.
CỘI NGUỒN
CỦA NHO GIÁO
Thế giới
có câu thành ngữ: văn hóa Trung Hoa là văn hóa phương Đông. Do vậy, muốn hiểu
văn hóa phương Đông cần phải hiểu văn hóa Trung Hoa. Muốn hiểu được căn cơ văn
hóa Trung Hoa, cần phải biết người Trung Hoa là ai, gốc gác từ đâu và có quá
trình hình thành như thế nào?
Cho đến cuối
thế kỷ XX, quan niệm phổ biến cho rằng, người Hán từ Tây Bắc xâm nhập Nam Hoàng
Hà, sáng tạo văn minh Hoa Hạ. Sau đó đem văn minh Hoa Hạ xuống khai hóa các sắc
dân man di phía Nam. Tuy nhiên, sang thế kỷ XXI, di truyền học đã khám phá sự
thật ngược lại. 70.000 năm trước, người Khôn ngoan Homo sapiens từ châu Phi
theo ven biển Ấn Độ tới Việt Nam. Tại đây, hai đại chủng người tiền sử
Australoid và Mongoloid hòa huyết sinh ra người Việt cổ trong đó người Lạc Việt
(Indonesian) chiếm đa số, giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. 40.000
năm trước, nhờ khí hậu cải thiện, người từ Việt Nam đi lên khai phá Hoa lục mà
bộ xương người đàn ông ở hang Điền Nguyên Chu Khẩu Điếm 40.000 năm tuổi là nhân
chứng...
Khoảng
20.000 năm trước, người Việt sáng tạo công cụ đá mới Hòa Bình, đưa lên Động Người
Tiên tỉnh Giang Tây và làm ra công cụ gốm đầu tiên. 12.400 năm trước, thuần hóa
thành công cây lúa nước Oryza sativa. Từ đây, người Lạc Việt mang công cụ đá mới,
giống lúa, giống kê, giống gà, giống chó đi lên xây dựng kinh tế nông nghiệp
trên lưu vực sông Dương Tử và Hoàng Hà. Qua thời gian, người Việt đã làm nên những
văn hóa khảo cổ nổi tiếng: Giả Hồ Hà Nam 9000 năm trước, Hà Mẫu Độ Chiết Giang
7000 năm trước… Tại miền Trung Hoàng Hà, thuộc văn hóa Ngưỡng Thiều 7.000 năm
trước, xảy ra sự kiện quan trọng: người Lạc Việt Indonesian tiếp xúc với người Mông
Cổ phương Bắc (North Mongoloid) sinh ra chủng người Mongoloid phương Nam (South
Mongoloid). Thế hệ con lai này dần thay thế người Indonesian trở thành chủ thể
của lưu vực Hoàng Hà, được nhân chủng học gọi là người Việt hiện đại. Trong
ngôi mộ 6500 tuổi tại dốc Tây Thủy, thành phố Bộc Dương, tỉnh Hà Nam thuộc văn
hóa Ngưỡng Thiều đã xuất hiện quan niệm trời tròn, đất vuông, hình thanh long bạch
hổ, nhị thập bát tú… thấm nhuần tinh thần Dịch lý.
5.300 năm trước, tại Lương Chử Chiết Giang,
nhà nước Xích Quỷ của người Lạc Việt ra đời, là nhà nước sớm và tiến bộ nhất ở
phương Đông. Sau 80 năm khai quật và khảo cứu văn hóa Lương Chử, học giả Trung
Quốc khám phá nền văn hóa vật thể rực rỡ với những lưỡi cày bằng xương cho thấy
nông nghiệp đã ở giai đoạn cày đất, nhiều công cụ đá mới tinh xảo, đồ gốm có độ
nung cao, kiểu dáng đẹp, đa dạng. Đặc biệt là sưu tập đồ ngọc trang sức và ngọc
thờ cúng với số lượng lớn nhất thế giới, được chế tác với kỹ thuật và trình độ
thẩm mỹ cao.
Năm 2698
TCN xảy ra sự cố đặc biệt, tạo khúc quanh trong lịch sử phương Đông. Đó là việc
người Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid) do họ Hiên Viên dẫn đầu, đánh vào
Trác Lộc, chiếm đất của người Lạc Việt ở Nam Hoàng Hà, lập vương triều Hoàng Đế.
Chiến thắng quân sự nhưng do nhân số ít và văn hóa kém phát triển, lại gặp sự
kháng cự mãnh liệt của dân Việt nên Hoàng Đế thực thi chính sách cai trị tương
đối ôn hòa, dần dần thu phục được dân Việt. Trong quá trình chung sống, người
Mông Cổ hòa huyết với người Việt, sinh ra lớp con lai, được gọi là Hoa Hạ. Người
Hoa Hạ thay cha ông Mông Cổ lãnh đạo xã hội. Nhưng do người Mông Cổ ít mà người
Việt quá đông nên sau vài thế hệ, người Hoa Hạ hòa tan trong cộng đồng Việt, cả
về máu huyết lẫn văn hóa. Có thể nhận ra điều này ở phả tộc của Hoàng Đế. Ba
vua đầu: Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc là người Mông Cổ. Nhưng đời thứ tư Đế
Khốc đã thành người Việt không chỉ với tước Đế đứng trước tên gọi mà nước da
cũng chuyển sang màu đen của dân sắc tộc Lê bản địa. Vợ ông, bà Khương Nguyên,
là người con gái thuộc thị tộc Thái (Thai thị nữ) cho nên các con ông là
Nghiêu, Tiết, Tắc càng Việt hơn. Nghiêu làm vua rồi truyền ngôi cho Thuấn là
người Việt. Thuấn truyền ngôi cho Vũ cũng là người Việt. Nhà Thương thành lập
thì Thành Thang là hậu duệ của ông Tiết nên cũng là người Việt với nước da đen.
Thay nhà Thương, con cháu ông Tắc cũng là người Việt lập nhà Chu…
Xâm chiếm
đất đai, lập quốc, xưng vương là chuyện bình thường trong lịch sử. Nhưng sự kiện
người Mông Cổ vào Nam Hoàng Hà năm 2698 TCN có ý nghĩa đặc biệt. Không như việc
người Arian xâm lăng Ấn Độ sau đó hơn nửa thiên niên kỷ đã tàn sát người bản địa
Dravidian, bắt họ làm nô lệ hoặc tàn bạo xua đuổi họ xuống phía Nam, gây đau khổ
và mâu thuẫn dân tộc sâu sắc; người Mông Cổ nhìn chung ứng xử tương đối hòa dịu
với người Việt. Nhờ vậy, trong vương triều Hoàng Đế mâu thuẫn sắc tộc không quá
căng thẳng, phần nhiều dân Việt an phận làm ăn trong hòa bình. Khi lớp người
Hoa Hạ cầm quyền thì do gần gũi về huyết thống và văn hóa, chính sách cai trị cởi
mở hơn. Nhờ vậy, chính quyền động viên được dân Việt đem hết tài năng cống hiến
cho đất nước. Ta biết rằng, là hậu duệ người Lạc Việt đi lên khai phá Hoa lục
nên người Việt trong vương triều Hoàng Đế có bề dày văn hóa cũng như những kinh
nghiệm sản xuất và đời sống. Khi được động viên, họ đóng góp rất lớn cho vương
triều.
Tuy nhiên,
ở đây có một vấn đề vô cùng quan trọng cần được làm rõ. Đó là việc người Mông Cổ
vốn là dân du mục trên đồng cỏ nên là những chiến binh quả cảm, quyết đoán, bạo
liệt. Họ có thói quen tư duy phân tích, biết phân biệt nhanh những yếu tố khác
nhau của môi trường. Những phẩm chất ấy một khi thấm nhuần văn hóa nhân bản,
thái hòa của dân cư nông nghiệp, tiếp thu thói quen tư duy tổng hợp của cha mẹ
Việt, họ trở nên những người lãnh đạo giỏi giang, mang phẩm chất ưu tú của hai
dòng máu và hai nền văn hóa Mông-Việt. Nhờ vậy, cuộc sống đã hun đúc được những
lãnh tụ có phẩm chất thánh nhân như vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ. Những con
người làm nên thời Hoàng kim trong lịch sử phương Đông. Có thể nói chắc rằng, nếu
không có cuộc xâm lăng của Hiên Viên mà cứ duy trì phương thức sống nông nghiệp
truyền thống thì phương Đông sẽ tiến triển rất chậm, sự nhảy vọt ngoạn mục sẽ
không xảy ra, sẽ không thể có thời Hoàng kim rực rỡ như từng thấy.
Phân tích
trên cho thấy, về thực chất các vương triều từ Đế Khốc về sau cho đến Nghiêu,
Thuấn, Vũ… thuộc về người Việt cùng với văn hóa Việt. Danh xưng Hoa Hạ chỉ là
biểu tượng để nhận lĩnh cái vinh quang của Hoàng Đế. Nhưng nhìn vào lịch sử mở
đầu của Trung Hoa, ta thấy, thời Nghiêu-Thuấn không có thành tựu nào xuất sắc
ngoài chữ Nhân trong trị nước, là cái phẩm hạnh vốn có của người Lạc Việt. Công
trạng lớn nhất của vua Vũ là trị thủy Hoàng Hà, thực chất cũng chỉ là công việc
quen thuộc của dân nông nghiệp, tuy quy mô to lớn hơn. Chỉ đến nửa sau nhà
Thương, vào năm 1.300 TCN, khi vua Bàn Canh đánh chiếm đất An Dương của người
Dương Việt, phát hiện ra Giáp cốt văn rồi dùng sức mạnh của chính quyền quân chủ
phát triển chữ viết, đã đẩy lịch sử lên bước tiến ngoạn mục. Văn tự Giáp cốt vốn
được người Việt tạo ra từ 9000 năm trước tại văn hóa Giả Hồ. Nhưng sau 4.000
năm, tại Lương Chử, Cảm Tang vẫn chỉ được dùng hạn chế trong bùa chú, bói toán,
thờ cúng. Với nhà Ân, không tới 200 năm, Giáp cốt văn trưởng thành vượt bậc, đủ
khả năng ghi chép những sự kiện thuộc địa dư, hành chính, nhân sự và từ đây lần
đầu tiên phương Đông có sử.
Tiếp thu
Giáp cốt văn từ triều Thương, nhà Chu cải tiến viết bằng sơn trên thẻ tre, trên
lụa. Là vương triều kéo dài suốt 800 năm, từng được ca ngợi là chúa thánh, tôi
hiền, các vua Chu rất chú trọng tới văn hiến, đã sai sử quan ghi chép hầu như mọi
mặt của đời sống xã hội. Nhiều truyền thuyết từ thời khai thiên lập địa được
ghi lại. Vua tôi các nước chư hầu dâng thiên tử những truyện xưa tích cũ cùng
những câu ca trong dân gian. Tất cả đều được lưu trong thư viện. Không chỉ truyền
thuyết về Bàn Cổ, Toại Nhân, Phục Hy-Nữ Oa, Thần Nông mà Dịch lý, vốn là cuốn
kinh vô tự với Bát quái cùng 64 quẻ là những vạch liền, vạch đứt lần đầu tiên
được ghi chép… Chính là văn tự được giải phóng, tạo phép thần khiến nhà Chu trở
thành thời kỳ rực rỡ nhất của văn minh phương Đông.
Tuy nhiên,
sự rực rỡ của hai nhà Thương Chu cũng có mặt trái. Nó khiến cho thế giới hơn
2000 năm nay lầm tưởng rằng đấy là toàn bộ lịch sử đã diễn ra trên Hoa lục mà
không biết rằng bên cạnh cái gọi là thế giới Trung Hoa, còn nền văn minh vĩ đại
của cộng đồng người Việt bị quên lãng. Mà chính đây mới là cội nguồn thực sự của
văn minh phương Đông. Những khám phá gần đây cho thấy, sau khi một phần đất đai
ở Nam Hoàng Hà bị xâm chiếm, lập nhà nước Hoàng Đế, là cuộc chiến tranh khốc liệt
kéo dài của các quốc gia và bộ tộc Lạc Việt chống lại sự lấn chiếm của các
vương triều Hoa Hạ. Vào cuối thời Thương, do tài năng và đức độ, các vua nhà
Chu đã tập hợp được nhiều tiểu quốc và bộ tộc Việt cùng tham gia đánh vua Trụ,
sau này thành khối chư hầu khổng lồ của nhà Chu. Chính người Lạc Việt từ các tiểu
quốc vô danh này góp phần cốt lõi làm nên văn hóa Trung Hoa. Muốn có cái nhìn
chính xác về văn minh phương Đông thì đó là sự thật sau: nếu văn hóa phương
Đông là một cây đại thụ thì phần gốc rễ mọc trên đất Việt Nam, còn cành nhánh tốt
tươi cùng hoa thơm trái ngọt nảy nở trên đất Trung Hoa.
Trong lịch
sử nhân loại có thời kỳ đặc biệt, được gọi là Thời kỳ Trục (Pháp: période axiale;
Anh: axial – với nghĩa là trục xoay hay bản lề) xuất hiện vào khoảng hai thế kỷ
V và VI TCN. Đó là thời kỳ từ Đông sang Tây nảy sinh những con người khổng lồ
như Phật Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử, Socrates, Plato, Aristoteles… làm bùng
phát những hoạt động tinh thần, sáng tạo một nền văn hóa kỳ vĩ, đỉnh cao chói lọi
của văn minh nhân loại. Nhưng nguyên nhân nào làm nảy sinh ra hiện tượng dị thường
này hầu như chưa được khảo cứu. Một khi chưa biết nguyên nhân thì việc đánh giá
sự kiện chưa thể trọn vẹn. Ở đây chúng ta thử bắt đầu công việc khó khăn này.
Ta biết tới
Claude-Lévi-Strauss tác giả cuốn Nhiệt đới buồn với những lời tuyệt vời minh
triết: “Con người chỉ thực sự sáng tạo những công trình vĩ đại vào buổi đầu.
Trong bất cứ lĩnh vực nào, chỉ có bước đầu hoàn toàn có giá trị, những giai đoạn
kế tiếp chỉ là sự lặp lại những giai đoạn đã qua” và “Một trong những giai đoạn
nhiều sáng tạo nhất của lịch sử nhân loại xảy ra vào Thời đại Đá mới với sự
phát minh ra trồng trọt, chăn nuôi… Muốn đạt đến những thành quả vĩ đại này,
không phải trong chốc lát là được, mà trái lại, những tập thể loài người bé nhỏ
lúc bấy giờ đã phải trải qua hàng vạn năm quan sát, thí nghiệm và truyền đạt
kinh nghiệm từ đời này sang đời khác. Sự nghiệp vĩ đại này đã diễn ra một cách tốt
đẹp, liên tục và thành công…” Đó là sự khám phá chung cho nhân loại. Bởi lẽ,
cho tới cuối Thời kỳ Đá mới, cả phương Tây lẫn phương Đông đều đã đạt tới sự
phát triển cao nhất không chỉ về văn hóa vật chất mà còn cả về văn hóa tinh thần.
Văn hóa đã tích tụ hàng nghìn năm, từ Thời kỳ Đồ đá sang Thời đại kim khí để rồi
bùng phát vào giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, tạo nên Thời kỳ Trục.
Ta cũng biết
rằng, thiên tử nhà Chu từng gom những câu ca của dân dã từ nơi thôn cùng xóm vắng
về kinh đô để từ đó đánh giá thuần phong mỹ tục của từng nước và cũng từ đó thưởng
phạt các vua chư hầu. Những dân ca ấy được lưu giữ trong tàng thư của triều
đình, là tư liệu quý để sau này Khổng Tử biên tập kinh Thi… Chính là văn hóa Lạc
Viêt tích lũy đến hai triều Ân, Chu tạo tiền đề sinh ra một Lão Tử, một Khổng Tử…,
làm nên Thời Trục của phương Đông.
II.NỘI
DUNG CỦA NHO GIÁO
Khổng Tử
là cha đẻ của Nho giáo vì vậy ta phải đi sâu khảo cứu về ông. Khổng Khâu sinh
trưởng tại ấp Trâu, thôn Xương Bình, nước Lỗ nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn
Đông vào cuối thời Xuân Thu. Như vậy gốc gác ông là người “Đông di” theo cách gọi
của các vương triều Hoa Hạ. Điều này cũng có nghĩa, tổ tiên ông thuộc dân Lạc
Việt từ Việt Nam đi lên Hoa lục hàng vạn năm trước. Sau cuộc xâm lăng của Hiên
Viên, nhà nước của Đế Lai tan rã, người Việt vùng phía Đông chia thành những nước
nhỏ, tiếp tục chống lại các vương triều Hoa Hạ. Đến đầu thời Chu, nước Lỗ là tiểu quốc độc lập liên kết
cùng các nước Việt khác, phù giúp nhà Chu đánh bại vua Trụ, sau đó thành chư hầu
của nhà Chu.
Năm 30 tuổi,
Khổng Tử đến Lạc Dương, kinh đô nhà Chu, quan sát nhà Tôn miếu, nhà Minh đường,
khảo cứu luật lệ và thư tịch đời cổ, đi xem Giao đàn là nơi nhà vua tế Thiên Địa
và Tinh tú, rồi đến Xã đàn là nơi vua tế Thần Nông và Thần Hậu Thổ. Nơi nào có
quan hệ đến việc tế lễ thì ông đến quan sát và hỏi han cho tường tận. Từ đó, sự
học của ông càng rộng hơn nhiều nên học trò xin theo học càng lúc càng đông. Khổng
Tử cùng các học trò đi qua các nước: Vệ, Khuông, Trần, Tống, Thái, Sở, mong
thuyết phục các vua chư hầu chịu đem Đạo của ông ra ứng dụng để mang lại thái
bình cho dân chúng. Nhưng Đạo của ông là Vương Đạo (đạo trị quốc) nên đi ngược
ý đồ Bá Đạo (đạo chinh phạt) của các vua chư hầu và quyền lợi của các quan đại
phu nên các vua chư hầu đều không dám dùng ông
Sau nhiều
năm bôn ba khắp các chư hầu với ý nguyện thực thi Đạo của mình để cứu đời nhưng
thất bại, năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào
soạn sách. Ông hiệu đính các cổ thư bị tản mác, nhiều chỗ không rõ ràng, dễ bị
thất truyền hoặc khiến người đời sau nhầm lẫn. Do vậy, Khổng Tử thực hiện san định
lại các kinh sách của Thánh hiền đời trước, lập thành sáu cuốn sách: Kinh Thi,
Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu. Mỗi cuốn lại nói về một
vấn đề khác nhau, từ thi ca, nghi lễ, bói toán cho tới sử học. Việc Khổng Tử tự
mình biên soạn sáu bộ sách đã thể hiện hiểu biết sâu rộng và tinh thần làm việc
miệt mài của ông, có thể coi đây là một dạng Bách khoa toàn thư đầu tiên trong
lịch sử Trung Quốc. Tư Mã Thiên từng ca ngợi Khổng Tử: "Núi cao cúi phục,
thiên nhiên cũng kính nể ngừng khoe sắc đẹp. Thiên hạ biết không đuổi kịp được
ông nhưng luôn hướng theo ông! Từ bậc quân vương đến thường dân lúc đó đều ca
ngợi ông. Tuy chỉ là người mặc áo vải nhưng ông đời đời được tôn vinh, những
người học đều coi ông là thầy, có thể nói ông là bậc thánh hiền!”
Cùng đọc
sách nhà Chu, trong khi Lão Tử như siêu triết gia, thu hút tinh hoa từ sách cổ
để đúc thành 500 chữ của Đạo đức kinh, ý vừa cao siêu vừa sâu thẳm chỉ giành
cho tầng lớp ưu tú thì Khổng Tử lại là nhà làm vuờn cần mẫn lựa từ trong sách
những hạt giống tinh hoa rồi đem gieo trên cánh đồng văn chương. Chân thành,
khiêm cung, thừa nhận “ngô thuật nhi bất tác” (ta chỉ là người chép lại) nhưng
Khổng Tử tạo ra cả một thời đại văn hóa. Thử hỏi, nếu không có Khổng Tử làm cái
việc ghi chép ấy, có nghĩa là không có Ngũ kinh, liệu văn hiến phương Đông còn
gì? Không chỉ làm sách mà do công “giáo nhi bất quyện” (dạy không biết mệt) Khổng
Tử để lại đội ngũ kẻ sỹ lớn không chỉ về trí tuệ mà cả nhân cách.
Nhớ lại
câu nói của Khổng Tử khi bị vây ở đất Khuông: "Sau khi vua Văn Vương mất,
tất cả mọi văn hóa, lễ nhạc đều không phải ở nơi ta cả ư ? Nếu trời muốn cho nền
văn hóa này mất đi, thì sao khi vua Văn Vương chết, lại ủy thác cho ta nắm giữ
nền văn hóa này làm gì? Còn nếu trời đã không muốn để mất nền văn hóa này, thì
người Khuông kia làm gì được ta," ta thấy hơn ai hết, Khổng Tử ý thức được
vai trò của mình.
Trong trước
tác và cả trong giáo dục, Khổng Tử không chỉ nhuần thấm mà không mệt mỏi dạy dỗ
cả bốn tầng minh triết tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ. Trong khi đẩy
tới cùng việc dạy trị quốc, bình thiên hạ cho các bậc vua chúa, thì ông cũng
nhiệt tâm dạy nhân nghĩa, lễ, trí tín, tu thân tề gia. Trong khi biên tập những
sách mang lượng trí tuệ siêu việt như kinh Thư, kinh Dịch, Khổng Tử cũng là người
san định rồi cho lưu truyền kinh Thi là những câu ca lượm nhặt từ hang cùng xóm
vắng trong dân gian. “Bất độc thi vô dĩ ngôn”: Không đọc kinh Thi lấy gì mà
nói, không chỉ là lời dạy con mà là lời dạy cho kẻ sỹ muôn đời phải tôn trọng,
học hỏi lời ăn tiếng nói của người bình dân. Đó chính là thái độ minh triết vì
nó gắn kết minh triết bình dân với minh triết bác học. Nhờ vậy, ở phương Đông,
Minh triết trở thành một thứ quyển văn hóa tâm linh bao quanh cuộc sống con người.
Những phân
tích ở trên có thể không ít người nhận ra, trong khi đó có một ý tưởng chỉ duy
nhất thiên tài Kim Định thấy được. 50 năm trước, khi biết rằng, trước khi người
Hán vào Trung Quốc thì người Việt từ lâu đã làm chủ Hoa lục và xây dựng ở đó nền
văn hóa nông nghiệp rực rỡ, học giả Kim Định cho rằng, thư tịch trong thư viện
nhà Chu chứa kho tàng văn hóa cổ của người Việt. Khi san định kinh sách, có
nghĩa là Khổng Tử phục hoạt nền văn hóa cổ Việt mà ông gọi là Việt Nho hay Nho
nguyên thủy. Nếu không có Khổng Tử làm việc này, cái kho tàng văn hoa của tộc
Việt sẽ tiêu trầm và một nền văn hóa lẫy lừng trong lịch sử sẽ biến mất. Nhưng
sau đó, những lớp kế thừa Khổng Tử theo trào lưu của văn minh du mục Mông Cổ đã
biến Khổng nho thành Hán nho, Tống, Đường, Minh, Thanh nho… xa dần đặc tính
minh triết của Việt Nho. Những câu như “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.
Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” hay “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”…
và nhiều câu khác không phải của Khổng Tử mà do người sau thêm vào mà do thiếu
tra cứu nên nhiều người đổ oan cho Khổng Tử.
Nửa thế kỷ
trước, phát biểu của Kim Định là ý tưởng dị thường, không tin được nên không ít
người cho ông là hoang tưởng, là theo tinh thần dân tộc cực đoan mà phản đối
ông dữ dội. Nhưng nay, từ khám phá quá trình hình thành dân cư và lịch sử Trung
Hoa, ta thấy Kim Định hoàn toàn chính xác. Bởi lẽ, do sự mù mờ của lịch sử, ta
nghĩ rằng, người Hán là tộc người từ ngoài xâm nhập Nam Hoàng Hà, làm nên văn
minh Hoa Hạ. Người dân thời Nghiêu, Thuấn, Vũ là dị tộc. Nhưng nay, ta hiểu rằng,
dân cư Trung Quốc từ thời Hoàng Đế đã là người Việt. Không chỉ Nghiêu, Thuấn mà
các triều đại Thương, Chu cũng là người Việt. Vì vậy, cái Nho học ban đầu của
Khổng Tử chính là Việt Nho.
Một lần nữa,
ta thấy câu nói của Levis-strauss ứng nghiệm. Đúng là đỉnh cao văn hóa đạt được
vào Thời Đồ đá đã trầm tích qua thời gian rồi bùng phát vào giai đoạn Trục, đem
lại thành tựu rực rỡ cho văn minh nhân loại. Như vậy ta thấy, khác với ở phương
Tây, tầng lớp ưu tú cắt đứt với minh triết bình dân để trở thành những triết
gia tư biện trên đỉnh Olimpia, xa rời cuộc sống thì Khổng Tử là cây cầu nối
minh triết bình dân với minh triết bác học, tạo cho minh triết thành cây cổ thụ
sâu gốc bền rễ… Trong những định nghĩa về Minh triết, có định nghĩa như sau:
“Minh triết là sự khôn ngoan sáng suốt trầm tích trong chiều sâu nhất của văn
hóa, tỏa ánh sáng và sức nóng nuôi dưỡng văn hóa dân tộc và đẫn đường cho dân tộc
đi lên.” Nhìn vào chiều sâu của định nghĩa đó, ta thấy, Nho giáo nguyên Thủy
hay Việt Nho chính là đỉnh cao của minh triết phương Đông.
III. KẾT
LUẬN
Việt Nam
là cái nôi của con người và văn hóa phương Đông. Tiếng Việt là chủ thể làm nên
ngôn ngữ phương Đông. Chữ Việt là chủ thể làm nên chữ viết Trung Hoa. Minh triết
Việt nho thấm đẫm trong tâm hồn và xã hội Việt Nam, thể hiện bằng sự nhân ái,
khoan dung, thương người như thể thương thân, là lòng yêu nước thương nòi, ở
khí phách anh hùng quyết tâm bảo vệ đất nước… Tuy nhiên, do không hoàn thiện được
chữ viết, chúng ta không thể sử dụng văn tự ghi chép lại thành tựu văn hóa do tổ
tiên sáng tạo... Rất may là người anh em phương Bắc của chúng ta đã ghi lại được
di huấn của tổ tiên trong kinh điển Nho giáo. Vì vậy, khi Nho giáo được truyền
tới, người Việt không những không cảm thấy xa lạ mà ngược lại nhận ra sự thân
quen gần gũi. Nhiều ý tưởng mới chỉ mơ hồ trong tâm khảm thì đã được đúc kết
sáng rõ thành kinh điển. Bên cạnh đó là những sách chú giải của các tiên nho
cùng những sử, truyện đem tới cho người Việt nguồn căm hứng và tri thức dồi
dào. Phải khẳng định, Nho giáo nâng cao tầm trí tuệ của người Việt. Không chỉ vậy
mà còn dạy cho cha ông chúng ta nghệ thuật ngôn từ. Nếu trước đây chỉ biết tới
những câu vè hay những câu lục bát thì nay cho ông ta biết tới thơ Cổ phong, Đường
luật rồi biết làm văn sách, nghị luận và tự viết ra cuốn sử của mình… Từ đó xây
dựng được đội ngũ trí thức dân tộc đủ sức gánh trên vai gánh nặng giang sơn,
làm nên một dân tộc văn hiến… Sự thực đó không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên,
việc coi mọi thứ của Nho giáo đều hoàn thiện, đều tốt đẹp lại là sự vô minh. Bởi
lẽ, tuy kinh điển của thánh hiền không được thay đổi nhưng những nhà chú thích
vì lẽ này lẽ khác đã giảng khác đi. Rồi trong những sử truyện, vì quyền lợi của
mình, người viết đưa vào những quan niệm ngu trung, ngu hiếu của Hán nho, Tống
nho cùng thái độ kỳ thị phụ nữ và các sắc dân thiểu số đã tác động tiêu cực đến
trí thức Việt. Nhưng nếu chỉ nhìn vào những tiêu cực đó để rồi phủ định toàn bộ
nền Nho học hàng nghìn năm thì lại là sự vô minh tệ hại hơn. Vấn đề của chúng
ta hôm nay là gạn lọc tìm lại tinh hoa Việt nho của tổ tiên để phục hưng dân tộc.
Sài Gòn, 21.11.2018
TỔ TIÊN
NGƯỜI TRUNG QUỐC LÀ AI?
Năm 2001,
một tổ công nhân tình cờ tìm thấy ở hang Điền Nguyên những mảnh xương động vật
có vú hóa thạch. Do không có kinh nghiệm, họ đã làm xáo trộn địa tầng trước khi
báo cho các nhà khảo cổ. Không ngờ rằng đó là cái mốc quan trọng của lịch sử
phương Đông. Năm 2003 và 2004 di chỉ đã được một nhóm nghiên cứu từ Viện Cổ
sinh vật học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc khai quật.
Hang Điền
Nguyên (Tianyuandong) là hang động nhỏ có cửa mở ra phía tây bắc, cao 175 m so với mực nước
biển, nằm trên một trại cây thuộc thành phố Chu Khẩu Điếm, quận Phản Sơn, Bắc
Kinh, Trung Quốc, cách sáu km về phía Tây Nam của Chu Khẩu Điếm, một di chỉ khảo
cổ quan trọng hàng đầu của thế giới. Ngày 22 tháng 10 năm 1926, nhà khảo cổ Thụy
Điển Andersson đã công bố việc phát hiện ra hai chiếc răng của người đàn ông cổ
từ Chu Khẩu Điếm. Điều này mang lại tiến bộ đột ngột cho các lý thuyết về nguồn
gốc và sự tiến hóa của con người. Chủ nhân của hai chiếc răng được xếp vào giống
mới và loài mới Sinanthropus pekinensis của Họ Người Hominidae, còn được gọi là
"người Bắc Kinh" Homo erectus pekinensis. Toàn bộ trầm tích hang Chu
Khẩu Điếm được chia thành 17 lớp từ trên xuống dưới. Tuổi tuyệt đối của lớp 13
là khoảng 730.000 năm. Lớp thứ 10, lớp thấp nhất mang xương người Bắc Kinh hóa
thạch, có tuổi khoảng 500.000 năm; trong khi lớp 3, lớp ở trên mang xương người
hóa thạch, là từ 230.000 đến 250.000 năm trước. Như vậy, người Bắc Kinh đã sống
trong hang động này khoảng 260.000 năm. Trong hai năm 1933-1934, khai quật Hang
Thượng (Upper Cave). Ba hộp sọ (số 101, 102 và 103) được phát hiện. Các nhà
nhân chủng học cho rằng người Hang Thượng thuộc Homo sapiens muộn. Tuổi tuyệt đối
họ khoảng 27.000 năm trước. Sọ 101 được coi là một Mongoloid nguyên thủy, sọ
102 là một Melanesian và sọ 103 là một Eskimo.
Chu Khẩu
Điếm là phát hiện quan trọng hàng đầu của nhân loại. Đó là lần đầu tiên và duy
nhất trên thế giới có một di chỉ phong phú đến vậy dấu vết con người trong thời
gian dài. Việc xuất hiện từ người Homo sapiens giai đoạn sớm 100.000 – 200.000
năm trước tới người Homo sapiens thời kỳ muộn cùng một nơi với người Bắc Kinh
600.000 năm tuổi dường như nói rằng, nơi đây là sự thu gọn của lịch sử nhân loại.
Phát hiện Chu Khẩu Điếm là một chứng cứ mạnh mẽ ủng hộ Thuyết nhiều vùng về nguồn
gốc con người (Multiregional hypothesis). Chính điều này dẫn tới quan niệm thống
trị một thời: “Trung Hoa là dân tộc lâu đời bậc nhất trên thế giới. Người Trung
Hoa từ người cổ Bắc Kinh tiến hóa thành.” Nhưng sang thế kỷ mới, khoa học cho
thấy sự thực không phải như vậy.
Ngày 6
tháng 4 năm 2007, bài báo “Một người hiện đại sớm từ hang Điền Nguyên Chu Khẩu
Điếm”(1) mô tả như sau:
“Trầm tích
hang Điền Nguyên gồm bốn lớp, từ trên xuống dưới. Một số trong 34 thành phần của
bộ xương người bị công nhân địa phương làm xáo trộn, nhưng phần còn lại được
tìm thấy trong lớp III. Không có hiện vật bằng đá hoặc các di tích văn hóa khác
được tìm thấy trong di chỉ cho đến nay. Có rất nhiều mảnh xương trong trầm tích
hang động Điền Nguyên, nhưng hiện tại không thể biết liệu chúng có liên quan đến
hành vi của con người hay không. Sáu mẫu động vật từ lớp III cung cấp tuổi
trung bình dao động từ 39.500 đến 30.500 14C BP.”
Phải nói rằng,
bài báo đã trình bày một nghiên cứu công phu, với phong cách khoa học đáng nể
nhưng kết quả thu được không như kỳ vọng vì nó chỉ xác định được chủ nhân bộ
xương là người hiện đại, khoảng 40-50 tuổi, sống khoảng 40.000 năm trước, không
cho biết giới tính của bộ xương. Nó cũng không cho thấy người Điền Nguyên từ
đâu tới, có quan hệ thế nào với những người cổ khác trong vùng?
Phải sáu
năm sau, khi công nghệ di truyền vào cuộc, sự thật mới được sáng tỏ. Ngày 21
tháng 1 năm 2013 một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế thuộc Viện Nhân chủng học
tiến hóa Max Planck ở Leipzig, Đức công bố bài viết “Họ hàng từ hang Điền
Nguyên” (2) nhận định: “Phân tích DNA xương chân của cá nhân này cho thấy chủ
nhân hang Điền Nguyên là người đàn ông sống 40.000 trước, có chung nguồn gốc với
tổ tiên của nhiều người châu Á và người Mỹ bản địa ngày nay. Ngoài ra, các nhà
nghiên cứu phát hiện rằng tỷ lệ gen Neanderthal và Denisovan trong con người hiện
đại sớm này không cao hơn so với những người sống trong vùng này ngày nay.”
Người Điền Nguyên
Trong thế
kỷ XX, khảo cổ học Đông Nam Á phát hiện di cốt xưa nhất của người hiện đại tại
Hang Niah, Indonesia khoảng 39.000 năm trước. Trên đất Việt Nam tìm được di cốt
người sớm nhất tại Sơn Vi khoảng 32.000 năm tuổi. Đây được coi là bằng chứng đầu
tiên về tổ tiên người Việt. Nhưng từ thập kỷ 1970, nhờ tìm được bộ xương người
Mongoloid tại Lưu Giang Quảng Tây 68.000 năm nên nảy sinh hy vọng, người hiện đại
nhiều khả năng có mặt trên đất nước ta sớm hơn nữa.
Sang đầu
thế kỷ XXI, nhiều nghiên cứu di truyền học dân cư châu Á đưa ra nhận định:
70.000 năm trước, người tiền sử từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ di cư tới Việt
Nam. Sau khi gặp gỡ hòa huyết và tăng nhân số, 40.000 năm cách nay, người từ Việt
Nam đi lên chiếm lĩnh Hoa lục. Nếu điều này đúng thì suốt 40.000 năm sống trên
đất Việt (từ 70.000 đến 30.000 năm trước) ngoài những công cụ đá, tổ tiên ta
không để lại chút vết tích nào của xương thịt! Một việc không khỏi khiến chúng
ta băn khoăn.
Tài liệu
di truyền học cho rằng, 40.000 năm trước người từ Việt Nam đi lên hoa lục.
Nhưng suốt thế kỷ XX chỉ tìm thấy trên đất Trung Quốc sọ người hiện đại 27.000
năm tuổi tại Chu Khẩu Điếm. Sang thế kỷ XXI mới phát hiện tại Tiên Nhân Động tỉnh
Giang Tây di cốt người 25.000 năm. Như vậy, vấn đề thời điểm người Việt Nam đi
lên Hoa lục vẫn còn là câu hỏi. Trong khảo cứu của mình, tôi đặc biệt quan tâm
tới điều này vì nó có ý nghĩa lớn trong lịch sử phương Đông.
Việc xuất
hiện di cốt người đàn ông 40.000 năm trước ở Chu Khẩu Điếm cho thấy, khu vực
này có điều gì đó đặc biệt nên đã thu hút nhiều lớp người tới cư trú và sinh sống
lâu dài. Do đặc điểm của khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng, nơi đây đã bảo tồn được
di cốt xưa nhất của dòng người từ Việt Nam lên. Các báo cáo khoa học chưa cho
biết người Điền Nguyên từ đâu tới. Nhưng từ khảo cứu của mình, tôi khẳng định
là từ Việt Nam lên. Có thể nói gọn về quá trình con người hình thành ở đây như
sau: 600.000 năm trước, người Đứng thẳng Homo erectus có mặt. Cho tới 250.000
năm trước không hiểu vì sao họ rời khỏi đây cũng như toàn châu Á, để lại khoảng
hơn 200.000 năm châu lục vắng bóng người. Trong ý nghĩa nào đó, xương Điền
Nguyên được coi là di cốt người hiện đại xuất hiện sớm nhất ở phương Đông. Tuy
nhiên sự thực không phải như vậy. Thập kỷ 1970 phát hiện bộ xương người
Mongoloid tại Lưu Giang Quảng Tây và sọ người Australoid ở Hồ Mungo châu Úc,
cùng 68.000 năm tuổi. Năm 2009 tìm được tại hang Tampaling Bắc Lào cốt sọ người
hiện đại 63.000 năm trước. Điều này phù hợp với những khám phá di truyền học
cho rằng người hiện đại từ châu Phi di cư tới Việt Nam 70.000 năm trước. Nhưng
do sự tàn phá của thời gian và môi trường, phần lớn di cốt người cổ chỉ có thể
giữ được tới 30.000 năm trước. Sọ Lào và xương người Lưu Giang là hai đại diện
hiếm hoi của dòng người tới Việt Nam 70.000 năm trước. Tới nay xương người hang
Điền Nguyên là dấu vết xưa nhất của tổ tiên người Trung Quốc được tìm thấy. Nhà
nhân học Trung Quốc Ngô Tân Trí (吴新智) nói: “Trung Quốc từ 20.000 năm trước cho tới
nay, không có bằng chứng nào cho thấy con người có những hoạt động di cư lớn.
Vì vậy, cần phải nói rằng ông là tổ tiên của chúng tôi.” (3)
Khúc
xương chân người Điền Nguyên kể với ta câu chuyện thú vị:
i. Với 40.000 năm tuổi và “có chung nguồn gốc với tổ tiên của nhiều người châu Á và người Mỹ bản địa ngày nay,” mảnh xương Điền Nguyên là di vật vô giá của Tổ tiên dân cư Đông Á và người Mỹ bản địa. Điều này phù hợp với nhận định của di truyền học cho rằng: người từ Việt Nam đi lên Trung Quốc và làm nên dân cư Đông Á. Đồng thời cũng xác nhận cuộc hành trình của người Việt cổ từ Hoa lục lên Siberia rồi vượt eo Bering sang chinh phục châu Mỹ 30.000 năm trước, trở thành cư dân bản địa châu Mỹ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire