ii.
Thông tin “tỷ lệ gen Neanderthal và Denisovan trong con người hiện đại sớm
này không cao hơn so với những người sống trong vùng này ngày nay” cho thấy,
người Điền Nguyên là hậu duệ của dòng người di cư từ châu Phi theo ven biển Ấn
Độ tới Việt Nam 70.000 năm trước. Trên đường đi, họ đã gặp và giao phối với người
Đứng thẳng Neanderthal và Denisovan ở nơi nào đó và nhận gen của những người
này mang tới Việt Nam. Tại Việt Nam, những dòng người di cư đã gặp gỡ, hòa huyết
sinh ra người Việt cổ mang 1-2 % gen Neanderthal và Denisovan. Rời Việt Nam,
con cháu người Việt cổ mang theo trong mình 1-2% gen của người Đứng thẳng như một
“dấu ấn nòi giống” đi khắp châu Á sang châu Mỹ, mà người Điền Nguyên là một
trong những dòng con cháu ấy.
iii.
Việc người hiện đại có mặt 40.000 năm trước ở hang Điền Nguyên Nam Hoàng Hà đã
xác nhận kết quả nghiên cứu của di truyền học cho rằng 40.000 năm trước, người
từ Việt Nam đi lên Hoa lục.
Cây phả hệ của người Điền Nguyên
(Tianyuan) và 36 bộ gen người Hiện đại và
bản đồ phân bố (Qiaomei Fu et al.)
Tổ
tiên người Đông Á (Trung Quốc, Triều
Tiên, Nhật Bản) có tuổi 40.000 năm. Trong khi đó tổ tiên người Việt Nam có tuổi
70.000 năm, sớm hơn tổ tiên người Đông Á 30.000 năm, chứng tỏ đất Việt Nam là
nơi phát tích của dân cư châu Á và người Việt Nam gần tổ tiên nhất. Điều này
còn được chứng minh bằng chỉ số đa dạng sinh học của người Việt Nam cao nhất
trong dân cư châu Á.
Đó là
sự thật được chứng minh bằng khảo cổ và di truyền học, không thể phản bác.
Nhưng sự đời không dừng ở đó. Bởi lẽ nếu chỉ có vậy, thì người Việt Nam hôm nay
sẽ khác. Sẽ có nước da đen hơn một Đinh Núp hay một Ama Kông bởi vẫn mang mã di
truyền trội của chủng người Australoid trong máu huyết! Nếu hôm nay hiện về, chắc
Cụ Điền Nguyên sẽ lắc đầu không nhận những người xung quanh là con cháu! Bởi lẽ
Cụ là người da đen. Không chỉ Cụ đen mà con cháu vạn năm sau của Cụ như Đế Khốc
cũng đen như con chim cốc, Thành Thang đen như hòn than còn Lão Tử
có nước da đen bóng! 40.000 năm với biết bao biến chuyển!
Tại
sao lại như vậy? Một câu hỏi hóc búa đeo đẳng tôi suốt những tháng năm đi tìm
nguồn cội. Trong cuốn sách Nhân chủng học Đông Nam Á, Giáo sư Nguyễn Đình Khoa
người Thầy của tôi thời đại học đã viết: “Suốt thời Đồ đá, người Việt Nam
mang mã di truyền Australoid nhưng sang Thời Kim khí, người Mongoloid phương
Nam xuất hiện và trở thành chủ thể của dân cư. Người Australoid biến mất khỏi đất
nước này, không hiểu do nhập cư hay do đồng hóa?” Câu hỏi của Thầy gửi đến
tôi như một thách đố nhưng cũng là gợi ý vô giá. Vấn đề là, người Mongoloid
phương Nam từ đâu ra? Cố nhiên chỉ có thể từ phương Bắc! Tôi dõi theo những
khai quật khảo cổ trên đất Trung Hoa. Và thật may mắn, gặp được tài liệu nói rằng
người Ngưỡng Thiều 7.000 năm trước giống với người Hán hiện đại, mang mã di
truyền Mongoloid phương Nam! Học giả Trung Quốc cho rằng họ từ phía Nam lên!
Không thể như vậy, bởi lúc này khu vực phía Nam chỉ có duy nhất người
Australoid! Khi chứng cứ khoa học không đủ thì tưởng tượng ra đời. Tôi cho rằng,
chỉ có thể là sự hòa huyết giữa người Việt cổ Australoid bờ Nam và người Mông Cổ
North Mongoloid du mục trên bờ Bắc Hoàng Hà. Sống bên một dòng sông hàng nghìn
năm, ai có thể cấm gái trai gặp gỡ? Tôi như thấy Tạo Hóa mỉn cười: “Thằng bé hiểu
thâm ý của mình!” Quả đúng là sự kỳ diệu của Tạo Hóa! Vì lẽ gì, sau chuyến đi
dài hàng nghìn năm từ châu Phi, khi đến Việt Nam, hầu hết người di cư tụ hội
trên thềm Biển Đông ấm áp thì lại có những nhóm nhỏ lầm lụi đi tới vùng giá lạnh
Tây Bắc Việt Nam để sống lẻ loi ở đấy hàng vạn năm? Rồi khi trời ấm lên họ lại
theo con đường “Thục đạo nan” đi lên đất Mông Cổ vẫn còn hoang lạnh! Cuộc hành
trình gian khổ ấy đổi lấy điều gì? Phải chăng chỉ là giữ nguồn gen thuần
Mông Cổ để rồi sau này kết hợp với người Việt cổ, sinh ra giống dòng mới
Mongoloid phương Nam? Một sự huyền bí diệu kỳ của Tự Nhiên!
Cụ Điền
Nguyên – ta tạm gọi tên Cụ theo tên quê - là ngưới Việt cổ, thuộc nhóm loại
hình Australoid được sinh ra trên đất Việt Nam. Cụ là lớp di dân đầu tiên. Sau
Cụ, người Việt mang theo công cụ đá mới Hòa Bình rồi giống lúa, giống kê, giống
gà, giống chó cùng đồ gốm và tộc danh người Việt (chủ nhân đầy tự
hào của cái việt – công cụ và vũ khí siêu việt của loài người thời đó) đi lên
xây dựng kinh tế nông nghiệp trên lưu vực Hoàng Hà. Khoảng 7.000 năm trước, tại
trung du Hoàng Hà, con cháu Cụ Điền Nguyên đã đông đúc, với nghề trồng lúa, trồng
kê và đánh cá. Lúc này diễn ra sự tiếp xúc với người Mông Cổ phương Bắc (North
Mongoloid) sống du mục bên kia sông. Hai dòng người gặp gỡ, hòa huyết, sinh ra
chủng người Mông cổ phương Nam (South Mongoloid). Là con do mẹ Việt mang nặng đẻ
đau, bú sữa mẹ Việt, sống trên đất Việt với tiếng nói cùng văn hóa Việt, người
Mongoloid phương Nam thành chủng người Việt mới. Người Việt Mongoloid phương
Nam tăng số lượng, thay thế cha ông Việt cổ, trở thành chủ nhân văn hóa trồng
kê nổi tiếng Ngưỡng Thiều và lưu vực Hoàng Hà. Năm 2879 TCN theo ý chỉ của vua
cha Đế Nghi, nơi đây thành lập vương quốc của Đế Lai với hai trung tâm Thái Sơn
và Trong Nguồn. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ phương Bắc do Hiên Viên dẫn đầu
đánh chiếm trung du Hoàng Hà, lập nhà nước Hoàng Đế. Một bộ phận dân Việt nằm
trong vương quốc Hoàng Đế. Dân tại vùng chưa bị chiếm tổ chức kháng chiến lâu
dài. Một bộ phận dân Việt từ Thái Sơn-Trong Nguồn vượt Dương Tử di cư về phía
Nam. Theo thời gian, dòng người đi tới Việt Nam và Đông Nam Á, đem nguồn gen
Mongoloid chuyển hóa dân cư phương Nam từ Australoid sang Mongoloid phương Nam.
Hiện tượng này được nhân chủng học gọi là quá trình Mongoloid hóa dân cư
Đông Nam Á. Đến 2.000 năm TCN, toàn bộ dân cư Việt Nam chuyển thành chủng
Mongoloid phương Nam, được gọi là người Nam Á.
Như vậy,
người Việt được hình thành theo hai giai đoạn: Ban đầu, 70.000 năm trước, hai đại
chủng người Australod và Mongoloid từ châu Phi tới, hòa huyết sinh ra bốn chủng
người Việt cổ là Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, cùng thuộc loại
hình Australoid. 40.000 năm trước, người từ Việt Nam (chủ yếu là người
Indonesian đa số) đi lên khai phá Hoa lục. Tại Nam Hoàng Hà, khoảng 7.000 năm
trước, người Việt cổ hòa huyến với người Mông Cổ, sinh ra người Việt chủng
Mongoloid phương Nam. Khoảng năm 2698 TCN, do cuộc xâm lăng của người Mông Cổ,
một bộ phận người Việt di cư về Việt Nam và Đông Nam Á, đem nguồn gen Mongoloid
chuyển hóa dân cư trong vùng sang chủng Mongoloid phương Nam, được gọi là người
Việt hiên đại.
Từ quá
trình hình thành như vậy cho thấy, người Việt Nam hiện nay không chỉ là hậu duệ
của Cụ Thủy Tổ 70.000 năm trước mà còn là con cháu của Cụ Tổ Điền Nguyên.
Vấn đề cần làm rõ là Cụ Tổ Điền Nguyên đóng góp bao nhiêu trong bộ gen của người
Việt hôm nay? Đó là chuyện “nhạy cảm” vì nó sẽ phân định rằng người Việt
Nam có bị Hán hóa hay không? Hai khả năng có thể xảy ra. Khả năng thứ
nhất: người từ Trung Quốc xuống rất đông, tiêu diệt hay xua đuổi người Việt cổ
đi nơi khác, chiếm đất, thành lập quốc gia của người Trung Quốc. Khả năng thứ
hai: người từ Trung Quốc di cư tới từ từ, trong thời gian dài rồi hòa huyết
chuyển hóa dân cư sang chủng người mới. Khả năng đầu chỉ xảy ra bằng một cuộc
xâm lăng có tổ chức của nhà nước mạnh, dẫn tới chiến tranh khốc liệt. Một sự kiện
như vậy sẽ ghi dấu ấn sâu trong lịch sử và cả trong bộ gen con người ngày nay,
như cuộc xâm lăng của người Arian vào Ấn Độ 1500 năm TCN. Sự kiện như thế chưa
từng xảy ra ở Việt Nam. Trên thực tế là người từ Thái Sơn - Trong Nguồn trở về
quê cũ theo từng làn sóng rải rác trong nửa sau thiên niên kỷ III TCN. Cũng phải
kể đến đặc điểm của máu huyết. Trong số bốn chủng người Việt cổ được sinh ra
70.000 năm trước thì theo nguyên lý di truyền học, người đa số Indonesian (sau
này được gọi là Lạc Việt) nhận được lượng máu Mongoloid cao nhất. Do vậy, chỉ cần
thêm lượng nhỏ gen Mongoloid thì như giọt nước làm tràn ly, người Lạc Việt
Australoid đễ dàng chuyển hóa sang chủng Mongoloid phương Nam. Việc Mongoloid
hóa dân cư Đông Nam Á diễn ra như phản ứng dây chuyền. Cho tới 2.000 năm TCN,
dân cư Đông Á đã gần như cùng một chủng tộc và văn hóa. Minh chứng rõ ràng nhất
là năm 2005 phát hiện tại di chỉ Mán Bạc Ninh Bình một khu mộ với 30 thi hài
người Ausrtraloid và Mongoloid được chôn chung, là kết quả của viêc chung sống
lâu dài. Ngày nay, khi khảo sát di truyền người châu Á, khoa học cho thấy người
Việt Nam có độ đa dạng sinh học cao hơn cả, chứng tỏ người Việt cổ là tổ tiên
dân cư châu Á. Do vậy chẳng làm gì có chuyện Hán hóa ở đây. Cho rằng người Việt
Nam bị Hán hóa về dòng giống và văn hóa là sự lầm lẫn đáng buồn trong lịch sử.
Nửa thiên niên kỷ di cư và chuyển hóa di truyền đã để lại cho người Việt câu
ca:
Công
Cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa
Mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra.
Nhưng
đấy mới chỉ là một nửa sự thật về nguồn cội. Ký ức sâu thẳm của người Việt qua
ca dao và truyền thuyết cũng chỉ có thể ghi nhận được giai đoạn sau của quá
trình hình thành dân tộc, khoảng 5000 năm. Còn nửa đầu vì dài tới 70.000 năm
nên chìm sâu trong bụi thời gian. Không chỉ ký ức cộng đồng mà cả xương cốt
cũng đành bất lực trước sự tàn phá của năm tháng. Chỉ hôm nay, nhờ đọc được cuốn
“thiên thư” ADN trong máu huyết con cháu sống tại Việt Nam và châu Á, ta mới thực
sự nhận biết đầy đủ về tổ tiên của mình!
Tài liệu
tham khảo:
An
early modern human from Tianyuan Cave, Zhoukoudian, China.
A
relative from the Tianyuan Cave. https://www.mpg.de/6842535/dna-Tianyuan-cave)
吴新智: 而我们中国从2万年前一直到现在,没有任何证据表明人类有很大的迁徙活动。所以应该说,他就是我们的祖先.
Sài Gòn, 8.11. 2018
RA KHỎI VIỆT NAM CHIẾM LĨNH THẾ GIỚI
(Out of Vietnam peopling in the world)
Chục năm trước, đọc cuốn Địa đàng ở phương Đông, tôi hoàn toàn bị Stephen
Oppenheimer thuyết phục về một lục địa Đông Nam Á đắm chìm mang theo kho tàng
vô tận văn hóa phương Đông rực rỡ. Theo năm tháng, tôi cũng cố công đi tìm cái
địa đàng đã mất ấy. Nhưng rồi, thực tế cho hay, đó chỉ là giấc mơ đầy lãng mạn,
sản phẩm tuyệt vời của trí tưởng tượng nảy sinh từ ám ảnh của huyền thoại
Atlantis. Điều hoang tưởng nổi bật từ giả thuyết này là cuộc ra đi của cư dân
Sundaland 11.000 năm trước. Trên thực tế chẳng bao giờ có cuộc di tản như thế cả.
Vì sao? Lẽ giản đơn, các tài liệu địa chất thủy văn cho hay, 15.000 năm trước,
nước biển đã dâng cao bằng mực nước hôm nay! Có nghĩa là từ đó, lục địa
Sundaland đã chìm dưới trăm mét nước! Không còn lục địa thì lấy đâu ra người để
chạy lụt 4.000 năm sau?
Các tuyến di cư chính thức của
người tiền sử châu Á
Genetic 'map' of Asia's diversity http://news.bbc.co.uk/2/hi/8406506.stm
Friday, 11 December 2009
Một câu hỏi: phải chăng, khi nước ngập 15.000 năm trước, người từ Sunda
tràn lên chiếm lĩnh Mã Lai, Indonesia, Philippines để rồi hậu duệ của họ, 4000
năm sau, nhân nạn lụt, tỏa ra chiếm lĩnh thế giới? Tôi đồng ý với S.
Oppenheimer là, khi nạn lụt xảy ra, có những “thuyền nhân” từ Mã Lai, Indonesia,
Philippines di tản “mang giống vật nuôi và cây trồng cùng tư tưởng về nông nghiệp”
tới các đảo Nam Thái Bình Dương, đến Lưỡng Hà, sang châu Phi... Nhưng những
thuyền nhân cập bờ biển lục địa châu Á đã không thành công, phải quay lại trước
một vùng đất cũng bị hồng thủy tàn phá và con người phần bị hủy diệt, phần đã
chạy trốn. Kết quả là, cả khảo cổ, cả ngôn ngữ và di truyền của phía nam châu Á
không có dấu vết của cuộc di tản này. Cuộc di cư 11.000 năm trước rất ý nghĩa về
văn hóa nhưng không làm nên dân cư các vùng đất này. Bởi lẽ, 38.000 năm trước,
dân cư Đông Nam Á đã chiếm 60% nhân số địa cầu! (1) Thêm nữa và điều này càng
rõ hơn: 50.000 năm trước đã có cuộc di cư của người Việt cổ từ Việt Nam chiếm
lĩnh các đảo Đông Nam Á.
Giải trình tự DNA di cốt xưa nhất của con người trên các đảo Đông Nam Á đều
cho thấy, họ là hậu duệ của người Việt tới từ 50.000 năm trước. Tại Indonesia,
các nhà khảo cổ đang khai quật di tích cự thạch khoảng 10.000 năm tuổi, mong
tìm dấu vết tổ tiên nhưng họ cũng thành thật nói rằng: người Indonesia không phải
là tổ tiên dân cư châu Á.
40.000 năm trước người từ Việt Nam lên khai phá Hoa lục. Di cốt người đàn
ông 40.000 năm tuổi ở Động Điền Nguyên Chu Khẩu Điếm được học giả Trung Quốc thừa
nhận là tổ tiên của họ. Cũng từ Đông Á, 40.000 năm trước, người Việt cổ rẽ sang
phía Tây, góp phần làm nên dân cư châu Âu. Và 30.000 năm trước, vượt eo Bering
chiếm lĩnh châu Mỹ…
Trong khi không chứng minh được giả thuyết Ra khỏi Sundaland, một điều thú
vị là tôi nhận được vô vàn bằng cứ về một cuộc Ra khỏi Việt Nam chiếm
lĩnh thế giới.
I. ĐIỂM LẠI NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
1. S.W. Ballinger & đồng nghiệp. Phân tích mtDNA Đông Nam Á cho
thấy tính di truyền liên tục của người di cư Mongoloid cổ đại. (2)
DNA ty thể (mtDNA) từ 153 mẫu độc lập bao gồm bảy quần thể châu Á đã được
khảo sát cho thấy: Tất cả các quần thể châu Á cùng chia sẻ hai đa hình
AluIIDdeI cổ đại ở nps 10394 và 10397 và giống nhau về mặt di truyền, chỉ ra rằng
chúng có chung một tổ tiên. Sự đa dạng mtDNA lớn nhất và tần số mtDNA cao nhất
với HfiaI / HincII morph 1 đã được quan sát ở người Việt Nam cho thấy nguồn gốc
Mongoloid của dân cư châu Á.
- Dữ liệu cung cấp bằng chứng cho thấy: (i) người Việt Nam đa dạng nhất và
do đó, dân số già nhất; (ii) Người Malaysia giữ lại tàn dư của haplotypes được
tìm thấy trong dân cư Papuan New Guinea.
- Sự đa dạng sinh học cao của người Việt Nam và tần số cao của các
haplotypes HincII / H # aI morph 1 cho thấy miền Nam Trung Quốc là trung tâm của
bức xạ mtDNA châu Á (BLANC et al. 1983) và, có vẻ như các đột biến xóa và chèn
xảy ra nhiều lần trong dòng dõi mtDNA châu Á. Tần số cao của nhóm haplotype xóa
D * mtDNA ở Đông Nam Á, các đảo Thái Bình Dương và Thế giới mới ngụ ý rằng những
người di cư mang dấu ấn này là hậu duệ của một dân số sáng lập duy nhất.
2. J.Y. Chu et al. Quan hệ di truyền của dân cư Trung Quốc (3)
Ngày 29/9/1998 nhóm nghiên cứu của J.Y. Chu đã công bố bản báo cáo gây chấn
động giới khoa học. Những nét chính của báo cáo như sau:
i. Phân tích từ 15-30 mẫu
microsatellites (mtDNA) để khảo sát sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm người
Hoa, 4 nhóm người Ðông Nam Á, 2 nhóm thổ dân Mỹ, 1 nhóm thổ dân Úc, 1 nhóm thuộc
New Guinea và 4 nhóm da trắng Caucase. Kết quả phân tích cho thấy:
a. Các sắc dân Ðông Nam Á tập hợp thành một nhóm di truyền.
b. Nhóm dân có đặc tính di truyền gần gũi với dân Ðông Nam Á là thổ dân Mỹ
sau đó là thổ dân Úc và New Guinea
c. Ðặc diểm di truyền của người Trung Quốc phia Bắc không giống người miền
Nam.
Nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình: Các dân tộc Bắc Á được tiến hóa từ Ðông Nam
Á và kết luận: Tổ tiên các nhóm dân Ðông Á ngày nay có nguồn gốc từ Ðông Nam Á.
Kết luận này cũng cho rằng, tổ tiên của những người nói tiếng Altaic ở phía Bắc
Trung Quốc cũng từ Ðông Nam Á lên chứ không phải từ ngả Trung Á sang như từ trước
vẫn hiểu.
3. Bing Su & đồng nghiệp dựa trên nhiễm sắc thể Y (Y-chromosome)
để khảo sát những đại diện người Hoa ở 22 tỉnh Trung Quốc, 3 nhóm dân Ðông Bắc
Á, 5 nhóm Ðông Nam Á (Campuchia, Thái Lan, Mã Lai, Batak, Java) và một số nhóm
dân ngoài châu Á đã đưa đến kết luận: Con người di cư từ châu Phi sang Ðông Nam
Á khoảng 60.000 năm trước và sau đó di chuyển lên Bắc Á, Siberia. Các nhóm dân
Polynesian (Ða Ðảo) cũng có nguồn gốc từ Ðông Nam Á. (4)
4. Stephen Oppenheime. Rời khỏi địa đàng chiếm lĩnh Trái đất (5)
Cuộc du hành của loài người:
- Khoảng 85.000 năm trước, từ châu Phi, một nhóm băng qua mũi của Biển Đỏ -
the Gates of Grief - rồi men theo bờ phía Nam bán đảo Ả rập tới Ấn Độ. Tất cả
những người sống ngoài châu Phi đều thuộc nhóm này.
- 85.000 tới 75.000 năm trước: Từ
Sri Lanka họ tiếp tục men bờ Ấn Độ Dương tới phía Tây Indonesia, sau đó tiến
vào châu Á. Những người còn ở lại thì đi vòng Borneo tới Nam Trung Hoa.
- Từ 74.000 năm trước tại vùng Toba, Indonesia, núi lửa Toba của Sumatra
phun mãnh liệt tạo ra “mùa đông nguyên tử” kéo dài 6 năm và tiếp đó là 1000 năm
băng hà cùng sự tàn phá đầy bi kịch, tiêu diệt không dưới 10.000 người. Tro núi
lửa phủ dầy 5 m trên Ấn Độ và Pakistan.
- Từ 74.000 đến 65.000 năm trước. Theo sau sự hủy diệt của tiểu lục địa Ấn
Độ, con người tới tái định cư tại đây. Những nhóm vượt biển bằng thuyền từ
Timor tới châu Úc và từ Borneo tới New Guinea. Lúc này ở những vĩ độ thấp
phương Bắc trở nên mát mẻ hơn.
- Từ 65.000 đến 52.000 năm trước. Khí hậu ấm lên vào 52.000 năm trước khiến
cho những nhóm người từ bán đảo Ả rập tiến lên phía Bắc, tới vùng Lưỡi liềm Màu
mỡ và trở lại Cận Đông. Từ đây họ tiến vào châu Âu qua eo Bosporus vào khoảng
50.000 năm trước.
- Từ 52.000 tới 45.000 năm trước: Một đợt băng hà ngắn. Người Aurignacian với
văn hóa Đá Cũ muộn di chuyển từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Bulgaria châu Âu. Đồ Đá Mới xuất
hiện tại Danube của Hungary sau đó ở Áo.
- Từ 45.000 tới 40.000 năm trước: Nhóm từ Đông Á di cư về phía Tây qua
Trung Á rồi lên Bắc Á. Từ Pakistan họ đi tới Trung Á và từ Đông Dương qua vùng
Tebet tiến tới cao nguyên Qinh-hai
- Từ 40.000 tới 25.000 năm trước: Những người từ Trung Á đi về hướng tây tới
Đông Âu, phía bắc tới Vòng Bắc Cực và sang Đông Á để bắt đầu tiến về đông bắc lục
địa Á – Âu. Thời kỳ này xuất hiện những đồ mỹ thuật, như là Chauvet cave ở
Pháp.
5. Herawati Sudoyo. Truy tìm nguồn gốc của người Indonesia thông qua
di truyền (6)
Trước nghiên cứu của chúng tôi, không có dữ liệu có sẵn về di truyền của
con người ở Indonesia trong nghiên cứu bộ gen người trên thế giới. Các nhà khoa
học có dữ liệu về sự di cư của con người qua lục địa châu Á và Úc, nhưng dữ liệu
từ quần đảo Indonesia thì không có vì họ chưa bao giờ bị được điều tra. Các đồng
nghiệp nghiên cứu của tôi và tôi ở Viện Eijkman đã thu thập và phân tích khoảng
6.000 mẫu DNA từ các địa điểm khác nhau ở Indonesia để xem xét các nhóm đơn bội
của người Indonesia.
Chúng tôi đã thử nghiệm hơn 3.700 người từ 35 nhóm dân tộc để tìm DNA ty thể
của họ và gần 3.000 người trong số họ cho nhiễm sắc thể Y. Hậu duệ của làn sóng
người đầu tiên này đã đến nơi hiện là quần đảo Indonesia khoảng 50.000 năm trước.
Vào thời điểm bán đảo Malay, Borneo và Java vẫn được kết nối như một vùng đất
được gọi là Sundaland. Hậu duệ của nhóm này tiếp tục lang thang đến Úc.
Dấu hiệu cho thấy quần đảo Indonesia đã có người ở hiện đại có thể được
nhìn thấy thông qua các phát hiện khảo cổ. Ở Sarawak, lãnh thổ của Malaysia,
thuộc vùng Borneo, các nhà khoa học đã tìm thấy một hộp sọ khoảng 34.000 đến
46.000 năm tuổi. Và trong các hang động của Maros, Nam Sulawesi, có nghệ thuật
đá tiền sử 40.000 năm tuổi.
Cuộc di cư thứ hai, khoảng 30.000 năm trước, đến từ khu vực mà bây giờ là
Việt Nam. Cuộc di cư thứ ba là sự xuất hiện của những người nói tiếng
Austronesian từ Formosa khoảng 5.000 đến 6.000 năm trước.
6. Dyna Rochmyaningsih. Ra khỏi Sundaland, một giả thuyết bị bác bỏ.
(7)
Trong số các cấu trúc đá lớn của Gunung Padang, một địa điểm cự thạch ở quận
Cianjur, Tây Java, một nhóm các nhà khoa học đang tìm kiếm văn hóa bị mất của
Indonesia - một nền văn minh mà theo họ, có từ trước các xã hội cổ đại của Ai Cập
và Sumeria. Nhóm này nhận được nhiều phê bình, cả trong cộng đồng khoa học địa
phương và quốc tế, nhưng họ vẫn tiếp tục đào.
Điều gì làm cho họ rất lạc quan về dự án đầy tham vọng này? Họ cho rằng tổ
tiên của người châu Á đã sống ở Sundaland, một phần của lục địa Á-Âu mà ngày
nay tạo nên các đảo Java, Sumatra và Kalimantan. Theo Oppenheimer, những người
này là những người đầu tiên bắt đầu trồng trọt và thuần hóa động vật. Khoảng
14.000 năm trước, họ bắt đầu di cư đến các khu vực khác của châu Á vì biến đổi
khí hậu. Vào thời điểm đó, băng bao phủ hầu hết Sundaland tan chảy, tạo ra một
trận lụt lớn. Nếu lý thuyết này là chính xác, có khả năng một nền văn minh cổ đại
vĩ đại một thời có thể đã phát triển mạnh mẽ ở Java.
Năm 2009, lý thuyết này đã được củng cố bởi một nhóm các nhà di truyền học
châu Á làm việc cho Tổ chức Bộ gen người (HUGO), những người đã tuyên bố rằng
Indonesia là quê hương của tổ tiên người Đông Á. Tháng 8 năm ngoái, tạp chí
khoa học Nature đã công bố một kết luận khác về lịch sử của người dân
Indonesia. Nghiên cứu có tiêu đề Tái cấu trúc Lịch sử Austronesian ở Đảo Đông
Nam Á. Nhận thấy Indonesia không phải là quê hương của người châu Á. Thay vào
đó, nó tìm thấy một kết luận ngược lại: tổ tiên của người Indonesia có nguồn gốc
từ Đài Loan, các nhà nghiên cứu cho biết.
Phát hiện này phù hợp với lý thuyết Ra khỏi Đài Loan, được hỗ trợ bởi ngôn
ngữ học và một số bằng chứng khảo cổ học. David Reich, một trong những tác giả
của bài báo trên tạp chí Tự nhiên và là giáo sư của khoa di truyền học tại Đại
học Y Harvard, cho biết phát hiện này đáng tin cậy hơn nghiên cứu mtDNA của
Oppenheimer khi nó sử dụng toàn bộ dữ liệu bộ gen của 31 quần thể sống ở quần đảo
Indonesia và 25 dân cư từ các nước châu Á khác. Stoneking thừa nhận rằng có những
người sống ở Sundaland 40.000 năm trước, nhưng họ không phải là những người di
cư đến phần còn lại của quần đảo Indonesia và xây dựng một nền văn minh vĩ đại.
Trong khi mọi người đã ở Sundaland ít nhất 40.000 năm, những người nói tiếng
Austronesian [ngày nay là người Indonesia] đã đến gần đây hơn từ phía bắc
[Philippines] và tiếp tục lan rộng về phía đông [đến gần và xa Châu Đại Dương].
Tôi nghĩ rằng các nhà khoa học tuyên bố nguồn gốc ‘Ra khỏi Sundaland, đối với
người Austronesian đang gây nhầm lẫn về sự hiện diện cổ xưa của con người ở
Sundaland với sự lan tỏa của người
Austronesian,” ông Stone Stoneking nói.
Herawati Sudoyo, phó giám đốc Viện Eijkman ở Jakarta, người cũng đang
nghiên cứu về di truyền học của người Indonesia, thừa nhận rằng nghiên cứu này
trình bày một điều mới lạ trong việc phân tích lịch sử loài người từ nghiên cứu
di truyền, nhưng cho biết lịch sử của người Indonesia vẫn còn là một câu hỏi mở
cho khoa học.
Sự đa dạng di truyền của người Indonesia trên toàn quần đảo là rất phức tạp.
Chúng tôi vẫn đang tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu ở một số địa điểm như
Sumba và Timor, cô nói. Và cho biết, Viện Eijkman không bao giờ tuyên bố rằng
Sundaland là nhà của tổ tiên tất cả người dân Indonesia. Ra khỏi Sundaland] chỉ
là một giả định. Không có bằng chứng khảo cổ nào cho nó, cô nói
Nghiên cứu năm 2009 của HUGO Pan-Asian SNP Consortium, được tiến hành trong
và giữa các quần thể khác nhau ở lục địa châu Á, cho thấy tổ tiên di truyền có
mối tương quan cao với các nhóm dân tộc và ngôn ngữ. Có sự gia tăng rõ rệt về
đa dạng di truyền từ vĩ độ Bắc xuống Nam. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng có một
dòng người di cư chính vào châu Á phát sinh từ Đông Nam Á, thay vì nhiều luồng
từ cả hai tuyến phía nam và phía bắc như đề xuất trước đây. Điều này chỉ ra rằng
Đông Nam Á là nguồn địa lý chính của dân số Đông Á và Bắc Á. Người Đông Á chủ yếu
có nguồn gốc từ dân cư Đông Nam Á với sự đóng góp nhỏ từ các nhóm Trung-Nam
Á.
Năm 2012, Jinam và cộng sự đã xác định 86 trình tự bộ gen hoàn chỉnh của
DNA ty thể (mtDNA) trong bốn quần thể Malaysia bản địa, cùng với việc phân tích
lại dữ liệu đa hình đơn nucleotide (SNP) của người Đông Nam Á để kiểm tra tính
hợp lý và tác động của các mô hình Đông Nam Á này. Ba nhóm người Austronesian
(Bidayuh, Selatar và Temuan) cho thấy các nhóm haplogroup có tần số cao, có nguồn
gốc từ lục địa châu Á 30.000-10.000 BP, nhưng ra khỏi các cột mốc Đài Loan có tần
số thấp. Phân tích thành phần chính và phân tích phát sinh học bằng cách sử dụng
dữ liệu SNP tự động cho thấy sự phân đôi giữa các nhóm Austronesian lục địa và
đảo. Họ lập luận rằng cả dữ liệu mtDNA và dữ liệu tự động cho thấy một cuộc di
cư của “chuyến tàu sớm” có nguồn gốc từ Đông Dương hoặc Nam Trung Quốc vào khoảng
thời kỳ cuối Pleistocene đến đầu Holocene, có trước, nhưng có thể không nhất
thiết loại trừ sự mở rộng của Austronesian.
Điều thú vị là, nhóm đơn ngành được thành lập bởi haplogroups R và Q, chiếm
phần lớn các dòng họ ở Châu Âu, Trung Á và Châu Mỹ, đại diện cho phân nhóm duy
nhất với K2b không bị giới hạn về mặt địa lý ở Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Ước
tính khoảng thời gian cho các sự kiện phân nhánh giữa M9 và P295 chỉ ra quá
trình đa dạng hóa nhanh chóng ban đầu của K-M526 có khả năng xảy ra ở Đông Nam
Á, với sự mở rộng về phía tây của tổ tiên của haplogroups R và Q. gợi ý rằng
haplogroup R1b - dòng dõi thống trị hiện tại ở Tây Âu - đã không đạt được tần số
cao cho đến sau thời kỳ đồ đá mới ở châu Âu như được đưa ra trong Lacan et al
và Pinhasi et al.
Các nhà nghiên cứu thường đồng ý rằng con người sống ở vùng mà ngày nay là
miền nam Trung Quốc đã thuần hóa cây lúa japonica từ 8.200 đến 13.500 năm trước.
Các địa điểm chính xác trong miền nam Trung Quốc vẫn còn được tranh luận.
Tuy nhiên, nghiên cứu về nguồn gốc của trồng lúa vẫn đang tiếp tục. Có thể
đoán rằng bằng chứng của việc trồng lúa lâu đời nhất không thể được tìm thấy bởi
vì nó nằm dưới biển và bằng chứng có sẵn ngày nay là trên những vùng đất cao
hơn trẻ hơn rất nhiều. Bằng chứng trên đất liền cũng không nhất thiết phản ánh
nguồn gốc thực sự của khu vực Sundaland thường được bao phủ bởi tro núi lửa rất
dày.
8. Hugh McColl et al. Người tiền sử ở Đông Nam Á (8)
Để tìm hiểu người tiền sử Đông Nam Á, nhóm nghiên cứu đã chọn và giải trình
tự DNA 26 bộ gen người Đông Nam Á sống vào thời gian 8000 năm trở về trước.
Nghiên cứu đưa ra kết luận: “Lớp dân cư
lâu đời nhất của Đông Nam Á là người Hòa Bình đại lục.” Người Hòa Bình có mặt ở
Malaysia, Indonesia khoảng 50.000 năm trước. 40.000 năm trước xuất hiện ở Động
Điền Nguyên phía Bắc Trung Quốc, làm nên dân cư Trung Quốc. 30.000 năm trước vượt
eo Bering chinh phục châu Mỹ. 30.000 năm cách nay tới Nhật Bản, làm nên dân cư
và văn hóa Jomon.
9. Người Điền Nguyên
Hang Điền Nguyên (Tianyuandong) là hang động nhỏ, cao 175 m so với
mực nước biển, nằm trên một trại cây thuộc quận Phản Sơn, Bắc Kinh, Trung Quốc,
cách 6 km về phía Tây Nam của Chu Khẩu Điếm, một di chỉ khảo cổ quan trọng hàng đầu
của thế giới. Năm 2001, một tổ công nhân tình cờ tìm thấy trong hang những mảnh
xương động vật có vú hóa thạch. Do không có kinh nghiệm, họ đã làm xáo trộn địa
tầng trước khi báo cho các nhà khảo cổ. Không ngờ rằng đó là cái mốc quan trọng
của lịch sử phương Đông.
“Trầm tích hang Điền Nguyên gồm bốn lớp, từ trên xuống dưới. Một số trong 34
thành phần của bộ xương người bị công nhân địa phương làm xáo trộn, nhưng phần
còn lại được tìm thấy trong lớp III. Không có hiện vật bằng đá hoặc các di tích
văn hóa khác được tìm thấy trong di chỉ cho đến nay. Có rất nhiều mảnh xương
trong trầm tích hang động Tianyuan, nhưng hiện tại không thể biết liệu chúng có
liên quan đến hành vi của con người hay không. Sáu mẫu động vật từ lớp III cung
cấp tuổi trung bình dao động từ 39.500 đến 30.500 14C BP.”
Ngày 21 tháng 1 năm 2013 một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế thuộc Viện Nhân chủng
học tiến hóa Max Planck ở Leipzig, Đức công bố bài viết Họ hàng từ hang Điền
Nguyên nhận định: “Phân tích DNA xương chân của cá nhân này cho thấy rằng chủ
nhân hang Điền Nguyên là người đàn ông sống 40.000 trước, có chung nguồn gốc với
tổ tiên của nhiều người châu Á và người Mỹ bản địa ngày nay. Ngoài ra, các nhà
nghiên cứu phát hiện rằng tỷ lệ gen Neanderthal và Denisovan trong con người hiện
đại sớm này không cao hơn so với những người sống trong vùng này ngày nay.”(9)
Tới nay xương người hang Điền Nguyên là dấu vết xưa nhất của tổ tiên người
Trung Quốc được tìm thấy. Nhà nhân học Trung Quốc Ngô Tân Trí (吴新智)nói:
“Trung Quốc từ 20.000 năm trước cho tới nay, không có bằng chứng nào cho thấy
con người có những hoạt động di cư lớn. Vì vậy, cần phải nói rằng ông là tổ
tiên của chúng tôi.”(10.) (而我们中国从2万年前一直到现在,没有任何证据表明人类有很大的迁徙活动。所以应该说,他就是我们的祖先.
10. Hà
Văn Thùy. Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt.
(NXB Hội Nhà văn, H, 2016) (11)
Từ những bằng
chứng của di truyền học, cổ nhân học, khảo cổ học, văn hóa và lịch sử, tác giả
cho thấy: khoảng 70.000 năm trước, hai đại chủng người tiền sử Australoid và
Mongoloid từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ tới Việt Nam. Tại miền Trung Việt Nam, những dòng người di
cư gặp gỡ hòa huyết cho ra bốn chủng người Indonesian, Melanesian, Vedoid và
Negritoid, cùng thuộc loại hình Australoid. 50.000 năm trước, người từ Việt Nam
lan tỏa ra các đảo Đông Nam Á và chiếm lĩnh Ấn Độ. 40.000 năm trước, do khí hậu
cải thiện, người từ Việt Nam đi lên Hoa lục. Từ đây có một dòng rẽ sang hướng
Tây, qua Trung Á, xâm nhập châu Âu. Một dòng đi lên Siberi rồi 30.000 năm trước
qua eo Bering chinh phục châu Mỹ.
II. NHẬN ĐỊNH
Từ
những dẫn liệu trên cho phép đưa tới nhận định: 70.000 năm trước, khi từ châu
Phi tới Đông Nam Á, không biết vì sao, đại bộ phận dòng người di cư đã men theo
bờ phía Tây Borneo, vượt qua sundaland để tới Việt Nam. Tuy không tìm thấy di cốt
trên đất Việt nhưng bộ xương người Mongoloid Lưu Giang 68.000 năm trước và cốt
sọ Australoid 63.000 năm trước ở hang Tampaling Bắc Lào là dấu tích của sự kiện
quan trọng này. Trên đất Việt Nam, bao gồm cả thềm Biển Đông, tổ tiên chúng ta
đã gặp gỡ, sinh sôi. 50.000 năm trước, khi nhân số tăng lên, người Việt cổ lan
tỏa ra Sundaland, chiếm lĩnh các đảo Đông Nam Á, đi về phía Tây làm chủ đất Ấn
Độ. Khoảng 40.000 năm cách nay, do khí hậu ấm lên, người Việt cổ đi lên Hoa lục.
Lần theo bước thiên di này qua tiếng nói, ta biết chắc rằng, người vùng Thanh
Nghệ đã đặt chân lên Quảng Đông, trở thành cư dân đầu tiên trên đất Trung Hoa.
Rồi từ đây, người Việt mang mã di truyền Australoid và tiếng Việt cổ “trọ trẹ”
Thanh Nghệ lan ra khắp Hoa lục. Việc phát hiện xương người ở hang Điền Nguyên
có ý nghĩa lớn lao:
i. Với
40.000 năm tuổi và “có chung nguồn gốc với tổ tiên của nhiều người châu Á và
người Mỹ bản địa ngày nay,” mảnh xương Điền Nguyên là di vật vô giá của Tổ tiên
dân cư Đông Á và người Mỹ bản địa. Điều này phù hợp với nhận định của di truyền
học cho rằng: người từ Việt Nam đi lên Trung Quốc và làm nên dân cư Đông Á. Đồng
thời cũng xác nhận cuộc hành trình của người Việt cổ từ Hoa lục lên Siberia rồi
vượt eo Bering sang chinh phục châu Mỹ 30.000 năm trước.
ii. Thông
tin “tỷ lệ gen Neanderthal và Denisovan trong con người hiện đại sớm này không
cao hơn so với những người sống trong vùng này ngày nay” cho thấy, người Điền
Nguyên là hậu duệ của dòng người di cư từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ tới Việt
Nam 70.000 năm trước. Trên đường đi, họ gặp và giao phối với người Đứng thẳng
Neanderthal và Denisovan ở nơi nào đó và nhận gen của những người này mang tới
Việt Nam. Tại Việt Nam, những dòng người di cư đã gặp gỡ, hòa huyết sinh ra người
Việt cổ mang 1-2 % gen Neanderthal và Denisovan. Rời Việt Nam, con cháu người
Việt mang theo trong mình 1-2% gen của người Đứng thẳng như một “dấu ấn nòi giống”
đi khắp châu Á sang châu Mỹ, mà người Điền Nguyên là một trong những dòng con
cháu ấy.
iii. Việc
người hiện đại có mặt 40.000 năm trước ở hang Điền Nguyên Nam Hoàng Hà đã xác
nhận kết quả nghiên cứu của di truyền học cho rằng 40.000 năm trước, người từ
Việt Nam đi lên Hoa lục.
Trở lại với
70.000 năm trước. Trong khi dòng chính “rẽ ngang” vào Việt Nam thì có những người
trong đoàn di cư từ châu Phi tiếp tục đi tới Úc mà bằng chứng là sọ người
Australoid 68.000 năm tuổi ở Hồ Mungo. Số lượng cốt sọ cũng như công cụ đá hiếm
hoi trên đất Úc có tuổi trên 60.000 năm, cho thấy, người tới Úc không nhiều, không tạo nên đông
đảo dân cư ở châu lục này. Khảo cổ học và nhân chủng học cho hay, chủ thể của
dân cư bản địa Úc, có tuổi dưới 50.000 năm, mang trong mình một lượng máu
Mongoloid của chủng Indonesian, là hậu duệ của cuộc di cư ra khỏi Việt Nam
50.000 năm trước.
Một câu hỏi:
vì sao, những nhóm di cư riêng lẻ không dừng lại ở Malaysia, Borneo, ở
Sundaland mà hầu như tất cả dồn về Việt Nam? Do một chi phối bí ẩn nào của Tạo
hóa? Hay do ước vọng vươn tới của con người: không dừng lại khi còn có thể đi?
Đó sẽ mãi là điều bí ẩn! Có lẽ là, chỉ khoảng vài nghìn người tới Việt Nam
70.000 năm trước nhưng 38.000 năm cách nay đã làm cho số dân Đông Nam Á chiếm
60% nhân loại. Không chỉ vậy, 40.000 năm trước, từ Hoa lục, người Việt qua Tây
Tạng, vào Trung Á rồi chiếm lĩnh châu Âu, cùng với người Europid làm nên tổ
tiên người châu Âu.
Trong khi Ra
khỏi Sundaland chỉ là giấc mơ thì Ra khỏi Việt Nam chiếm lĩnh thế giới
là sự thật hiển nhiên. Điều huyền bí là tại sao lại như vậy? Ngẫu nhiên chăng
hay là ý nguyện sâu xa của Tạo hóa, muốn trao gửi cho dân tộc Việt một sứ mệnh
thiêng liêng? Châu Phi là nôi của loài người còn Việt Nam là vườn trẻ của nhân
loại, khi những đứa trẻ từ châu Phi tìm tới, gặp gỡ nhau, rồi tỏa ra muôn
phương làm nên nhân loại.
Sài
Gòn, xuân 2019
Tài liệu
tham khảo
Atkinson,
Q. D., Gray, R. D. & Drummond, A. J. mtDNA variation predicts population
size in humans and reveals a major Southern Asian chapter in human prehistory.
Mol Biol Evol 25, 468–474 (2008).
2. S.W.
Ballinger et al. Southeast Asian mitochondrial DNA Analysis reveals genetic
continuity
of ancient Mongoloid migration.
3. J.Y.
Chu et al. Genetic Relationships of Populations in China.
4. Bing Su & đồng nghiệp: Y-chromosome
evidence for a northward migration of modern human into Eastern Asia during the
last Ice Age. American Jurnal of Human Genetics 1999; 65; 1718-1724
5. Stephen
Oppenheimer. Out of Eden Peopling of the World
(http://www.bradshawfoundation.com)
và Journey of Mankind the Peopling of the World (http://www.bradshawfoundation.com/journey/
6. Herawati Sudoyo. Tracing the origin of
Indonesian people through genetics. October 17, 2017 9.37pm AEDT, http://theconversation.com/tracing-the-origin-of-indonesian-people-through-genetics-85827
7. Dyna Rochmyaningsih.
Out of Sundaland assumption díproded. Jakartaglobe October 28, 2014 https://jakartaglobe.id/news/sundaland-assumption-disproved/
8. Hugh
McColl et al. The prehistoric peopling of Southeast Asia.
11. Hà Văn
Thùy. Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt. (NXB Hội Nhà văn, H,
2016)
LUẬN VỀ VÔ
MINH
Minh 明 là
sáng. Vô minh 無明 là tăm tối. Vô minh được xem là gốc của mọi
bất thiện trong thế gian. Đó là tình trạng tâm thức không thấy sự vật "như
nó là," cho ảo giác là sự thật, làm cho con người mê lầm tưởng đó là sự thật
mà không thấy tự tính. Vô minh xuất phát từ quan điểm chấp trước tiên thiên của
ý thức, từ đó mà xây dựng lên một thế giới của riêng mình, cho thế giới đó những
tính chất của chính mình và ngăn trở không cho con người thấy thế giới đích thực.
Vô minh là cách nhìn thế giới sai lạc, cho thế giới là thường còn, mà thế giới
thực chất là vô thường. Vô minh là một kiến giải điên đảo, cho rằng thế giới độc
lập với ý thức (tâm) mặc dù thế giới và ý thức chỉ là một. Như thế vô minh có
hai khía cạnh: một là nó che đậy thế giới đích thực, hai là nó xây dựng cái ảo
ảnh, cái giả. Hai mặt này luôn luôn dựa vào nhau...
Trong
quan niệm phương Đông, Minh và Vô minh là hai mặt của cùng sự vật, gắn bó nhau
trong mối quan hệ song trùng lưỡng hợp. Vô minh khiến cho Minh có ý nghĩa. Ngược
lại, sự tương phản của Minh làm cho Vô minh thể hiện ra phẩm chất của mình. Chiều
hướng của cuộc sống là làm sao giảm bớt sự Vô minh để ngày một tốt đẹp hơn. Muốn
hiểu được minh triết Việt thiết tưởng cũng cần hiểu được sự vô minh trong con
người Việt.
Minh
triết cho rằng, con người là tiểu vũ trụ, là sinh mệnh duy nhất do trời đất
thành tạo, được trao phó sứ mệnh thiêng liêng. Trong suốt cuộc đời đạp đất đội
trời, con người phải tự tìm hiểu cái sứ mệnh mà tạo hóa trao cho mình để rồi
đem hết tâm lực thực hiện sứ mệnh của mình. Do vậy, sự vô minh của con người là
không biết mình là ai, không biết tổ tiên gốc gác từ đâu ra để rồi sống hoang
dã như cây cỏ, nổi trôi như bèo bọt giữa biển lớn cuộc đời, để cho những năm
tháng phí hoài.
Cũng vậy,
một dân tộc vô minh là dân tộc không biết mình là ai. Không biết tổ tiên gốc
gác từ đâu ra. Không biết tiền nhân trải qua lịch sử thế nào, sáng tạo những
thành tựu văn hóa gì… Do vậy cam phận là dân tộc vị thành niên, thiểu năng trí
tuệ, sống vật vờ bên rìa thế giới văn minh.
Ngày
nay, nhờ thành tựu của khoa học thế giới, ta biết rằng, 70.000 năm trước, người
Khôn ngoan Homo sapiens từ châu Phi di cư tới Việt Nam. Tại đây, những nhóm người
riêng lẻ gặp gỡ, hòa huyết sinh ra người Việt cổ mang mã di truyền Australoid.
Rồi từ Việt Nam, con người lan tỏa ra các đảo Đông Nam Á, chiếm lĩnh Ấn Độ và
đi lên khai phá Hoa lục. Người Hòa Bình mang theo công cụ đá mới, đồ gốm, giống
kê, giống lúa, giống gà, giống chó… cùng tộc danh Người Việt đi
lên xây dựng nền kinh tế nông nghiêp rực rỡ ở lưu vực Dương Tử và Hoàng Hà. Việt
Nam là nơi phát tích của con người và văn minh phương Đông. Người Việt làm nên
chủ thể của dân cư Trung Quốc. Tiếng Lạc Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung
Hoa. Chữ tượng hình Giáp cốt văn của người Việt là chủ thể làm nên chữ viết
Trung Hoa. Văn hóa Trung Hoa được xây dựng trên cơ sở văn hóa Việt…
Nhưng
từ đầu Công nguyên, Việt Nam bị người Hán đô hộ. Do mất đất đai, người Việt Nam
mất luôn chủ quyền rồi từ đó mất chữ viết và lịch sử. Sau một nghìn năm nô lệ,
khi giành lại quyền tự chủ, người Việt Nam tìm cách viết cuốn sử của mình. Tài
liệu để viết sử một phần nhỏ lấy từ những truyền thuyết được lưu giữ trong ký ức
cộng đồng. Phần nhiều hơn rút ra từ sách sử của người phương Bắc. Dòng đầu tiên
cuốn Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới
Giao Chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy thị đến ở
Nam Giao để định đất Giao Chỉ ở phương Nam. Vua Vũ chia chín châu thì Bách Việt
thuộc phần đất châu Dương, Giao Chỉ thuộc về đấy. Từ đời Thành Vương nhà Chu
[1063-1026 TCN] mới gọi là Việt Thường thị , tên Việt bắt đầu có từ đấy.”
Nay đọc
lại, ta không khỏi chạnh lòng vì sự ngộ nhận đáng tiếc. Hồng Bàng thị lập nước
Xích Quỷ năm 2879 TCN. Vào năm 2698 TCN nhà nước Hoàng Đế của Hiên Viên thị mới
xuất hiện. Ra đời sau Xích Quỷ 181 năm thì làm sao mà Hoàng Đế “dựng muôn nước”?!
Sự vô minh bắt đầu từ đấy. Chuyện bi hài cười ra mước mắt. Một dân tộc từng
sinh ra toàn bộ dân cư châu Á, từng sáng tạo nền văn hóa rực rỡ, bị đánh tráo,
biến thành con cháu của con cháu minh, học trò của chính học trò mình!
Cũng
do không biết tổ tiên gốc gác nên cha ông ta tuy luôn nói tới “đồng bào – một bọc”mà
không biết rằng, từ xa xưa các sắc dân sống trên đất Việt Nam: Thái, Mường,
Mèo, Dao, Chăm, Ê đê, Khmer, Hoa… là cùng một tộc, là đồng bào để rồi sau khi
giành được độc lập, học theo thói trịch thượng Đại Hán, các chính quyền quân chủ
Việt Nam cho rằng, chỉ người Kinh mới là người Việt còn tất cả đều là man di. Từ
đó gây ra những điều đáng buồn, đáng trách với đồng bào thiếu số, để lại những
vết hằn đau đớn trong lịch sử. Một sự vô minh cười ra nước mắt: Tổ tiên xưa làm
ra chữ Khoa đẩu. Suốt trong thời kỳ chiếm đóng, kẻ thống trị dốc sức triệt phá
để độc tôn chữ Hán. Khi được độc lập, cha ông ta không ngờ rằng chữ của người
Mường, người Thái là chữ của Tổ tiên nên học theo thiên triều gọi một cách
khinh thị là Man tự của dân man mọi nên không dùng. Để rồi buộc phải tạo ra chữ
Nôm, một thứ chữ không những cực kỳ khó học mà càng cột dân tộc lệ thuộc hơn
vào chữ Hán! Từ thời Lê cho đến sau này, thiết chế nhà nước ngày càng phụ thuộc
hơn vào Trung Quốc. Nhà Nguyễn càng tỏ ra vô minh hơn khi thay Bộ Luật Hồng Đức
vừa dân tộc vừa tiến bộ bằng Bộ Luật Gia Long sao chép từ Luật nhà Thanh. Không
chỉ vậy, triều đình còn tự nguyện biến mình thành người Hán. Sách sử chính thức
của triều Nguyễn Đại Nam thực lục chép: “… Tai nghe nhiều thì quen, mắt thấy
nhiều thì thuộc, cứ thế [người Miên] dần dà hòa nhập với phong tục người Hán; nếu
lại có thêm sự giáo hóa của chính quyền, dùng văn hóa Hoa Hạ để biến đổi các
dân tộc man di, xem ra sau vài chục năm thì có thể làm cho họ chẳng khác gì người
Hán.” Ở đây triều Nguyễn tự xưng là “Hán”, “Hạ”, “Hán dân”, khoe mình là dòng
chính thống [đích hệ] của văn hóa Trung Hoa!
Cũng
do không biết cội nguồn gốc gác nên giữa thế kỷ XX, từ tài liệu của người Pháp,
sử gia Đào Duy Anh chép vào cuốn Lịch sử
cổ đại Việt Nam: “Thoạt kỳ thủy, trên đất nước ta có người Melanésien sinh sống.
Khoảng 2000 năm TCN, do người Arien xâm
lăng đất Ấn Độ, người Indonésien từ Ấn Độ chạy sang chiếm Đông Dương, tiêu diệt
hoặc đẩy người Melanésien ra các đảo Đông Nam Á. Sau cùng, khoảng năm 333 TCN,
nước Sở diệt nước Việt, người Việt tràn xuống chiếm Bắc Việt Nam, làm nên dân tộc
Việt Nam hôm nay.” Không chỉ áp đặt cho chúng ta một lịch sử sai lạc mà còn vu
vạ cho đân tộc ta cái tội tổ tông là tàn bạo diệt chủng người thổ trước!
Tội ác
được tạo nên từ sự vô minh. Vinh quang hiển hách cùng công lao vĩ đại của nhà
Triệu đã nghìn năm được ghi trong tâm khảm dân tộc. Dù cuối thời Lê, Ngô Thì Sỹ
có nông nổi đưa ra ý kiến phản biện thì sử gia nhà Nguyễn vẫn giữ nguyên vai
trò nhà Triệu và nước Nam Việt trong chính sử. Nhưng khi giành độc lập sau 80
năm nô lệ, sử gia Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhân danh triết thuyết cách mạng học
đòi từ ngoại bang, đã quy kết Triệu Đà là kẻ xâm lăng rồi trục xuất Nam Việt khỏi
chính sử. Không nghi ngờ tinh thần dân tộc của những người này. Nhưng không thể
không thấy rằng, do vô minh, họ không hiểu cả dân tộc và lịch sử. Họ quy kết Lê
Văn Hưu, Ngô Sỹ Liên quan điểm viết sử phản dân tộc. Do kiến văn
hạn chế, họ cho Triệu Đà là người Hán rồi trút lên ông cùng họ Triệu lòng hận
thù mù quáng. Do kiêu ngạo, họ cho mình hơn trí tuệ tiền nhân. Không chỉ phản đối
các sử gia tiền bối, họ còn xúc phạm Nguyễn Trãi, người viết trong áng thiên cổ
hùng văn Bình Ngô đại cáo Trải Triệu Đinh Lý Trần nối đời dựng nước.
Họ cũng phủ định quan điểm của Hồ Chí Minh: Triệu Đà là vị hiền quân, quốc
danh Nam Việt trị dân năm đời. Nhưng vô minh nhất là họ xúc phạm hồn
thiêng của hàng vạn người dân Việt đổ máu xương bảo vệ Nam Việt và các thế hệ
người Việt hàng nghìn năm không ngớt khói hương kính ngưỡng Triệu Đà. Quả là vô
minh khi họ cố tình không hiểu lòng dân trong câu Thương dân dân lập đền
thờ, hại dân dân đái trôi mồ thối xương. Phải xót xa mà nói rằng, việc
làm này gây đại hoạ, làm đảo lộn lịch sử, biến một dân tộc văn hiến trở thành
man rợ, bất nhân thất đức nhục mạ, báng bổ Tổ tiên. Cũng từ đây dẫn tới vô minh
tệ hại khác là xuyên tạc giá trị tuyệt vời minh triết của truyền thuyết Mỵ
Châu-Trọng Thủy. Do tối tăm không hiểu ý nghĩa của đoạn văn “Những con trai
ăn phải máu nàng Mỵ Châu sinh ra ngọc. Ngọc ấy khi đem rửa bằng nước giếng
chàng Trọng Thủy trầm mình sẽ trở nên tuyệt vời trong sáng,” người ta biến
chuyện tình đẹp nhất thế gian thành câu chuyện cảnh giác rẻ tiền: Tôi kể
ngày xưa chuyện Mỵ Châu, trái tim lầm chỗ để trên đầu!
Cũng
do vô minh mà trong cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc, khẩu hiệu đầu
tiên được nêu lên là Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc trốc tận rễ.
Họ không hiểu rằng, xa xưa, từ những người săn bắn hái lượm, tổ tiên ta sớm định
cư để cấy trồng. Từ cộng đồng vô sản sản ban đầu, theo quy luật tiến hóa của cuộc
sống, sẽ xuất hiện những người giỏi giang hơn, làm ăn khá giả hơn, dần trở nên
giầu có. Đất nước của dân nghèo dần xuất hiện phú ông, chủ đất và những hương
chức dẫn dắt làng xóm. Ở trình độ cao hơn, trong xã hội trọng xỉ - tôn trọng
người cao tuổi với kinh nghiệm sống và sản xuất phong phú, việc học ra đời và
trí thức xuất hiện. Trí thức là đỉnh cao phát triển của cộng đồng, như ánh sáng
trí tuệ đẫn dắt dân tộc đi lên. Từ thực tế xã hội phương Đông, Lê Quý Đôn tổng
kết: “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất
hưng.” Vì vậy tiêu diệt trí thức cũng có nghĩa là tiêu diệt bộ phận ưu
tú nhất trong cộng đồng. Sự vô minh đã gây ra tội ác hủy diệt dân tộc!
Một
câu hỏi đau đớn gợi lên trong mỗi chúng ta là: vì sao tổ tiên sáng tạo nền văn
hóa rực rỡ như thế mà vô minh bao trùm dân Việt tệ hại đến vậy? “Nghìn năm nô lệ
giặc Tàu, trăm năm nô lệ giặc Tây” là suy tư thường trực, thậm chí trở thành ca
từ của bài hát nổi tiếng. Nhưng có điều, di hại của cái lịch sử ô nhục đó chưa
bao giờ được đưa lên bàn nghị sự để mổ xẻ cho ra lẽ. Đó là phức cảm của một cộng
đồng nhược tiểu, tổ tiên ăn lông ở lỗ mông muội, tuy dám gồng mình đánh chết bỏ
để giải phóng đất đai hết lần này đến lượt khác nhưng lại cam phận ngoan ngoãn
cúi đầu dưới cái bóng văn hóa ngoại bang. Không chỉ nghìn năm tự nguyện làm học
trò nhỏ của văn hóa Trung Hoa mà cũng trăm năm cúi đầu ngoan ngoãn chấp nhận sự
dạy bảo của những thầy Tây. Công việc của người trí thức Việt chỉ là học rồi nhờ
những điều học được để vinh thân phì gia, để được danh giá với đồng bào. Hiếm,
hiếm lắm trong suốt lịch sử có những người sáng tạo, vượt qua những ông thầy
Tàu thày Tây, thậm chí dám cãi lại họ… Cái thói quen thụ động gia nô, nhược tiểu
ấy buồn thay lại trở thành nhân cách Việt. Vào thập kỷ 1920 học giả thực dân
Pháp của Viễn Đông Bác cổ dạy rằng: “Tiếng Việt vay mượn 70% từ ngôn ngữ Hán.” Người Việt tin thế và dạy cho
nhau suốt thế kỷ. Không chỉ vậy, có vị giáo sư tỏ ra giỏi hơn thầy, đã phát
minh ”lớp từ Hán cổ và lớp từ Hán Việt-Việt hóa” trong tiếng Việt, khiến cho mức
độ vay mượn của tiếng Việt còn tệ hại hơn! Thật quái đản, dân ở cái xứ sông nước
phải vẽ mình để tránh giao long lẽ nào không có thuyền có buồm mà phải mượn chữ
“buồm” từ những kẻ chăn dê cưỡi ngựa trên đồng cỏ phương Bắc?! Hơn hai chục năm
trước, có nhà nghiên cứu trẻ rụt rè viết rằng, chữ “Kẻ,” chữ “Mơ” là từ thuần
Việt liền bị cây đa Huệ Thiên dáng cho đòn chết tươi: “Kẻ nguyên là chữ Cái, Giới,
Giái. Còn Mơ được biến âm từ Mai của Tàu, cả Bút, Viết cũng Tàu. Khang Hy Đại từ
điển ghi…Tất cả đều là Hán, 100% made in China.” Đọc ông người ta tự hỏi, tổ
tiên ta xưa không có được tiếng nào riêng của mình sao? Có người nổi quạu: “Vậy
trước khi gặp người Hán, tổ tiên ta gọi tứ khoái bằng gì?” Mang tiếng đọc nhiều
biết rộng mà sao “học dả” lại không hiểu rằng, sách Thuyết văn giải tự, cuốn tự
điển đầu tiên của Trung Quốc là cuốn sách trình bày cách đọc và giải nghĩa tiếng
Việt?
Sang đầu
thế kỷ này khi khoa học đọc cuốn thiên thư ADN được tạo hóa ghi trong máu huyết
đồng bào châu Á, khám phá rằng đất Việt là nơi phát tích của dân cư phương
Đông, tiếng Việt là chủ thể làm nên ngôn ngữ Trung Hoa thì một “trí thức” Việt
vẫn viết những dòng không chỉ nhục mạ tổ tiên mà còn phản khoa học như thế này:
“Sớm nhất là sau năm 81 BC, bắt đầu ở Cửu Chân và sau đó tại quận Giao Chỉ
và Nhật Nam người Hán thâm nhập Việt Nam. Từ đó ngôn ngữ Việt được khoác lên bộ
áo ngoài rực rỡ nhất, lòe loẹt nhất, chiếm đến 70% từ vựng Việt Ngữ.” (1) Một
người khác, Tiến sỹ Hán Nôm Trần Trọng Dương ăn theo “học dả” Hoa Kỳ L. Kelley,
cho rằng truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ là “diễn xướng từ tiểu thuyết Liễu
nghị truyện của Tàu”(!)
Trong
một Hội thảo khoa học ở Hà Nội, vị giáo sư triết học tặng tôi tập tài liệu “Tư
duy tổng hợp”do ông biên dịch theo một chương trình được Nhà nước tài trợ. Với
vẻ trân quý, ông dặn: “Anh ráng đọc rồi góp ý cho tôi nhé!” Đọc xong, từ Sài
Gon, tôi gửi ông điện thư: “Người Việt là tổ sư của tư duy tổng hợp. Nếu nghiên
cứu kỹ lối tư duy của tổ tiên rồi viết, bác sẽ là thầy của những giáo sư này
thay vì làm học trò của họ!” Đau ở chỗ, do vô minh không biết mình là ai, sở
trường sở đoản thế nào nên luôn nghĩ mình ngu hơn thiên hạ, lại biếng lười
không dám suy nghĩ độc lập nên bất cứ điều gì cũng dịch của thiên hạ ra để học!
Ai ai cũng tự nguyện làm học trò, biến cả dân tộc truyền đời thành học trò mà
nhiều khi bi hài làm học trò của chính học trò mình!
Do vô
minh, nhiều người không biết rằng, do sống bằng nông nghiệp, dân phương Đông
quan tâm đồng đều tới các yếu tố khác nhau của môi trường nên hình thành thói
quen tư duy tổng hợp. Từ đây sáng tạo nguyên lý Âm Dương rồi Dịch lý, đỉnh cao
của trí tuệ nhân loại. Trong khi đó người phương Tây theo phương thức sống du mục
trọng động nên hình thành thói quen tư duy phân tích: phát hiện nhanh những yếu
tố khác nhau của môi trường. Tập quán này dẫn người phương Tây theo xu hướng
thành triết gia duy lý và nhà khoa học. Sự thật lịch sử đã chia Đông Tây thành
hai thế giới khác nhau về văn hóa. Mỗi bên có mặt mạnh và mặt yếu của mình.
Nhưng hơn 300 năm nay văn minh phương Tây thống trị thế giới đã chèn ép văn hóa
phương Đông khiến cho dân phương Đông mặc cảm về sự thấp kém của mình rồi tôn
phục văn minh phương Tây. Điều này khiến cho phương Đông bị tha hóa, đánh mất bản
sắc. Không biết rằng, tư duy tổng hợp phương Đông có nhiều lợi thế để phát huy
làm nên sự tốt đẹp không chỉ cho phương Đông mà cho cả thế giới. Do vậy, rất
nhiều dân phương Đông đôn đáo học theo phương Tây rồi rơi vào bi kịch “giở
trăng giở đèn” không còn giữ được bản sắc phương Đông nữa nhưng cũng chẳng bao
giờ tiến bằng phương Tây. Đúng như điều cổ nhân đã dạy: “Hộ đoản chung đoản,
canh trường bất trường”- theo cái ngắn thi cuối cùng sẽ ngắn. Trồng cái dài
cũng chẳng được dài!
Do vậy, công việc hiện nay của người Việt là giải vô
minh, nhận lấy ánh sáng minh triết. Giải vô minh, trước hết là phải viết lại sử
Việt nhằm hiểu thực chất cội nguồn dân tộc từ đâu ra, có quá trình vận động thế
nào để có mặt trên đất nước ta như ngày hôm nay. Từ đó ngõ hầu tìm lại bản sắc
của mình, thế mạnh của mình để vững tin trên con đường đi tới. Đó là công việc
to lớn và khó khăn nhất mà trước đây chưa thể làm. Rất mừng là, sang kỷ nguyên
mới, nhờ trí tuệ nhân loại, chúng ta đã tìm ra lịch sử chân thực của dân tộc. Một
lịch sử vô cùng vẻ vang: đất Việt Nam là nơi phát tích của dân cư châu Á. Từ
đây, lớp lớp người Việt đi ra chiếm lĩnh thế giới và xây dựng văn hóa Việt rực
rỡ mà đỉnh cao là minh triết Việt. Minh và vô minh là hai mặt của cuộc đời. Chỉ
bằng sự giác ngộ, phá chấp, con người xua dần cái tối tăm để sống trong ánh
sáng Minh triết, đó chính là Đạo Việt mà tổ tiên tu tập hàng vạn năm truyền lại
cho chúng ta.
Sài
Gòn, Xuân Kỷ Hợi.
Trương
Thái Du. Nguồn gốc Vân Nam của trống đồng Việt ?
DI CHỈ
CỒN CỔ NGỰA VÀ VẤN ĐỀ TIỀN SỬ NGƯỜI VIỆT
(Thảo
luận với TS. Marc Oxenham)
Chúng
tôi biết đến Tiến sỹ Marc Oxenham của Đại học Quốc gia Úc vào mùa Xuân năm
2005, khi ông công bố trên BBCNews kết quả khai quật di chỉ Mán Bạc tỉnh Ninh
Bình với nhận định gây tranh cãi: “Nông nghiệp từ phương Bắc đưa xuống.” Nay đọc
bài Giữa tìm kiếm thức ăn và canh tác: phản ứng chiến lược đối với tăng nhiệt
tối đa Holocene ở Đông Nam Á*, chúng tôi cảm phục tác giả vì sự gắn bó lâu
dài với khảo cổ học Việt Nam. Trong bài báo của mình, ông đã mổ xẻ tới tận cùng
di chỉ Cồn Cổ Ngựa rồi đưa ra những nhận định:
1.“Quá
trình thuần hóa lúa gạo phát triển đồng thời và độc lập ở Đông Á, ở Thung lũng
Trung và Hạ Dương Tử từ 9000 trước, mặc dù phải đến 6000 năm, có lẽ muộn nhất
là 5000 năm cách nay ở vùng hạ lưu thung lũng Yangtze, thay vì săn bắn hái lượm,
đã phát triển.”
2.“Cùng
thời với quá trình thuần hóa kéo dài hàng thiên niên kỷ này là sự tập trung của
những người hái lượm ở phía nam thung lũng Yangtze. Những quần thể này là hậu
duệ của người đã vào Đông Nam Á, Melanesia, Úc và miền nam Trung Quốc thông qua
tuyến đường phía nam sớm nhất là 65.000 năm trước.”
3. “Những
người nông dân đầu tiên này có kiểu hình (cranio-facally và răng) khác biệt về
mặt di truyền với những người hàng xóm săn bắn hái lượm phía nam của họ, và có
lẽ là hậu duệ của người hiện đại (AMH) tới từ phía đông Siberia 40.000 trước…”
4. Cây
trồng và động vật được thuần hóa đã có mặt từ 5.000 năm trước ở miền nam Trung
Quốc, và 4.000 năm trước ở miền bắc Việt Nam, kèm theo một nền văn hóa vật chất
mới và một quần thể khác biệt về kiểu hình và di truyền. Áp lực kép của biến đổi
khí hậu tối đa sau Holocene và sự di cư của dân cư nông nghiệp từ miền trung
Trung Quốc có thể đóng vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của một lối sống rất
thành công và bền vững trên một khu vực rộng lớn ở miền nam Trung Quốc và miền
bắc Việt Nam.
5. Việc
chôn cất tại khu vực đá mới của Mán Bạc ở miền bắc Việt Nam cho thấy rằng người
dân bản địa và người nhập cư thời kỳ đồ đá mới đã cùng sinh sống và trao đổi cả
gen và kỹ năng sống.
6.
không có sự chuyển đổi tại chỗ từ săn bắn và hái lượm vào nông nghiệp ở miền
nam Trung Quốc và miền bắc Việt Nam, mà là sự thay thế của một lối sống và dân
số liên quan của nó với người khác.
7. Họ
sống ở vùng khí hậu ấm áp hơn bây giờ, có lẽ ủng hộ sự phát triển và lan rộng của
các loại cây có giá trị kinh tế, như Canarium, cao lương và cây lấy củ, với số
lượng có thể duy trì dân số săn bắn hái lượm lớn. Cho dù một số hình thức văn
hóa thuần chay hoặc quản lý thực vật hoang dã đã xảy ra vẫn chưa được biết,
nhưng chúng tôi nghĩ rằng nó có thể xảy ra.
8. Việc
chuyển đổi sang canh tác không mang lại lợi ích tương đối cũng như khó khăn cho
các cộng đồng cổ đại ở khu vực này trên thế giới.
Từ nhận
định trên, hai vấn đề được đặt ra:
I. Khảo
cổ học có vai trò ra sao trong khám phá tiền sử người Việt?
Khảo cổ
học là khoa học bắt đầu và kết thúc với vật cổ. Một khi không có vật cổ, khảo cổ
học chấm dứt! Suốt thế kỷ XX, chúng ta chỉ biết cốt sọ cổ nhất của người Việt tại
di chỉ Sơn Vi 32.000 năm. Những câu hỏi bức xúc được đưa ra: Phải chăng ngưới
Sơn Vi là người hiện đại xuất hiện sớm nhất trên đất Việt Nam? Họ từ đâu tới?
Không lời đáp! Rồi khi phát hiện bộ xương người Lưu Giang Quảng Tây 68.000 năm
và cốt sọ hang Tampa Lin Bắc Lào 63.000 năm, xuất hiện thêm cật vấn: “Họ là ai,
từ đâu ra, có quan hệ thế nào với người Sơn Vi và những người Việt cổ khác?” Khảo
cổ học im lặng!
Những
năm cuối thế kỷ XX, bùng nổ thông tin gây chấn động: “Người hiện đại Homo
sapiens xuất hiện ở châu Phi 200.000 năm trước. Khoảng 60.000 năm trước, theo
ven biển Ấn Độ Dương, người từ châu Phi di cư tới Việt Nam. Nghỉ lại ở đây
10.000 năm để gia tăng nhân số, 50.000
năm trước, người từ Việt Nam lan tỏa ra các đảo Đông Nam Á và chiếm lĩnh
Ấn Độ. 40.000 năm trước, do khí hậu phía Bắc được cải thiện, người từ Việt nạm
đi lên khai phá Hoa lục. 30.000 năm trước, từ Siberia vượt qua eo Bering, chinh
phục châu Mỹ.” (1) Giới khảo cổ học choáng váng. Tuy nhiên, khám phá từ DNA
không thể nghi ngờ! Như vậy, thực tế cho thấy, con người đã có mặt tại Việt Nam
từ 70.000 năm trước. Nhưng thổ nhưỡng và khí hậu khắc nghiệt đã xóa đi mọi dấu
vết của họ, khiến cho 40.000 năm đầu tiên chìm vào bóng đêm!
Người
từ châu Phi tới Việt Nam là ai? Chưa bao giờ di truyền học trả lời câu hỏi rất
quan trọng này. Dựa trên bằng chứng khảo cổ là những cốt sọ, nhân học đưa ra lời
đáp: “Thời đá mới trên đất Việt Nam xuất hiện hai đại chủng Australoid và
Mongoloid cùng các loại hình hỗn chủng giữa chúng. Họ hòa huyết với nhau và con
cháu họ hòa huyết tiếp sinh ra bốn chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian,
Vedoid và Negritoid, cùng thuộc nhóm loại hình Australoid. Sang thời kim khí,
người Mongoloid phương Nam xuất hiện và trở thành chủ thể dân cư. Người
Australoid biến mất khỏi đất này không hiểu do di cư hay đồng hóa?”(2) Hơn 20
năm, những dòng chữ nằm im lìm trong cuốn sách in bằng thứ giấy bổi đen và hầu
như không được trích dẫn! Tuy nhiên, đây là khám phá quyết định chiều hướng của
lịch sử: những con người được sinh ra ở Việt Nam 70.000 năm trước làm nên dân
cư và văn minh phương Đông!
Điều
không bình thường là, gần hết thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, chưa có bất cứ
nghiên cứu nào về khoảng thời gian 40.000 năm ngoài vòng khảo cổ! Tổ tiên Việt
đã sống thế nào trong suốt thời gian dằng dặc ấy? Không giải được câu hỏi này,
không thể nói gì về tiền sử người Việt! Khi không có hiện vật khảo cổ, là lúc
trí tưởng tượng bắt đầu. Có thể là kịch bản như thế này:
70.000
năm trước, trên đường sang phương Đông, một dòng người châu Phi theo bờ Tây của
đảo Borneo, bước vào đồng bằng Sundaland, rồi đi lên hướng Bắc. Lúc này
đang trong Kỷ Băng hà, mực nước biển thấp
hơn hôm nay 130 mét. Đông Nam Á là lục địa mênh mông. Không hiểu vì sao họ
không tỏa ra chiếm lĩnh vùng đất màu mỡ này mà đi tiếp tới miền Trung Việt Nam
rồi dừng lại. Chúng tôi đoán, chỉ đoán thôi, có khoảng 2000 đến 3000 người thuộc
hai đại chủng Australoid và Mongoloid tới được Việt Nam. Sau hành trình 15.000
năm gian nan, tới đây họ đã gặp “địa đàng ở phương Đông” với khí hậu ấm áp, rừng
cây xanh tươi, nhiều muông thú, hoa trái, sông suối nhiều ốc, sò, tôm, cá… Những
nhóm nhỏ khoảng 15-20 người gặp nhau khi cùng săn bắn và hái lượm. Tình yêu đến
và những đứa trẻ ra đời. Theo năm tháng, dân số tăng lên. Một số ít sống trong
hang động còn phần lớn dựng những túp lều bằng cây lá dưới tán rừng.
Ban đầu,
theo tập tục truyền lại từ tổ tiên, họ đập vỡ những hòn sỏi, chế tác những chiếc
búa đá cũ dùng cho săn hái. Nhưng rồi, từ cuộc sống định cư, vào thời gian rảnh
rỗi, người phụ nữ bắt đầu chăm sóc những vạt rau đầu tiên bằng cách nhặt bỏ cỏ
dại, tưới nước, bón phân. Họ cũng chọn rồi chăm sóc những cây cho quả bằng cách
chặt dây leo, tỉa bớt cành và cây dại xung quanh, cho cái cây “của mình” nhận
được nhiều ánh sáng hơn. Người hái lượm phát hiện ra khoai sọ, một loại cây cho
củ ngon, lành mà lại dễ trồng, rồi kê, cao lương… Cứ như thế, từng chút một, những
vạt rau, những vườn cây quả, những luống khoai lang khoai sọ ra đời, bổ sung lượng
thức ăn quan trọng vào cuộc sống săn hái.
Không
phải khảo cổ mà di truyền học khám phá, trong quá khứ có hai lần số lượng lớn
người rời Việt Nam chiếm lĩnh thế giới. Lần đầu vào 50.000 năm trước, đi ra các
đảo Đông Nam Á và Ấn Độ. Đợt sau, 40.000 năm trước, đi lên Hoa lục rồi sang
châu Âu và qua eo Bering chinh phục châu Mỹ. Di cư là kết quả của bùng nổ dân số.
Vậy thì nguyên nhân nào làm nên hai cuộc bùng nổ dân số vĩ đại trên? Cố nhiên
không phải do lượng thú hoang tăng đột biến, cung cấp nguồn dinh dưỡng lớn. Chỉ
có thể là lượng thức ăn lớn nhận được từ những cây trồng “bán thuần hóa” đã tạo
ra năng lượng cho cuộc bùng nổ dân số! Vậy là, trong 40.000 năm âm thầm ấy, người
Việt không chỉ săn bắn hái lượm mà sở hữu số lớn thực vật “bán thuần hóa”tạo ra
khối lượng thức ăn quan trọng.
Khám
phá cuộc di cư lần thứ nhất, di truyền học phản bác quan niệm của khảo cổ và
nhân học cho rằng “1.500 năm TCN, người Arian xâm lăng Ấn Độ, đẩy người Indonesian
từ đất Ấn sang xâm chiếm Đông Dương.” Khám phá cuộc di cư thứ hai, di truyền học
bác bỏ quan niệm định hình của thế kỷ XX “người từ Trung Quốc đi xuống làm nên
dân cư và văn hóa Việt Nam.”
Năm
2013, nhờ thành tựu kỳ diệu của di truyền học, khoa học tìm ra chủ nhân hang Điền
Nguyên, xác nhận việc người Việt đặt chân tới bờ Nam Hoàng Hà 40.000 năm trước.
Trong khi đó, khảo cổ học, từ khai quật hàng chục di chỉ trên lưu vực Dương Tử
và Hoàng Hà, khám phá 20.000 năm trước, người Việt chế tác công cụ gốm đầu tiên
và 12.400 năm trước thuần hóa thành công lúa nước… Công cụ đá mới, đồ gốm, kê,
lúa, rồi gà, chó, lợn… theo chân người Việt đi lên lưu vực Hoàng Hà, sáng tạo
những văn hóa khảo cổ nổi tiếng Giả Hồ, Ngưỡng Thiều... Tại Ngưỡng Thiều, người
Việt cổ mã di truyền Australoid hòa huyết với người Mongoloid sống du mục trên
bờ Bắc, sinh ra người Việt hiện đại Mongoloid phương Nam. Người Mongoloid
phương Nam tăng số lượng, trở thành chủ thể dân cư lưu vực Hoàng Hà…
Đúng
là, từ giữa thiên niên kỷ III TCN, người lưu vực Hoàng Hà di cư xuống phía Nam.
Nguyên nhân sự kiện này từ đâu? Hầu hết học giả thế giới cho rằng, đó là sự mở
rộng của nông nghiệp. Vậy, động cơ nào thúc đẩy con người làm việc đó? Phải
chăng là để thực hiện giấc mơ “khai hóa văn minh?” Hoàn toàn không có chuyện
lãng mạn như vậy! Phải hiểu thực chất của vấn đề, là nguyên nhân lịch sử. Sau
40.000 năm làm chủ Hoa lục, người Việt tạo dựng nhà nước Lương Chử hùng mạnh với
nền văn hóa rực rỡ. Hơn ai hết, họ mong muốn cuộc sống hòa bình. Nhưng rồi chiến
tranh khốc liệt xảy ra vào năm 2698 TCN, khi những bộ lạc du mục hung hãn trên
bờ Bắc Hoàng Hà do họ Hiên Viên cầm đầu, đánh vào Trác Lộc, chiếm giang sơn của
người Việt, lập nhà nước Hoàng Đế. Hàng triệu người mất đất, phải rời bỏ ruộng
vườn chạy về phía nam. Cuộc chiến khốc liệt và dai dẳng đã hằn lên những nếp
nhăn trong Kinh Thư, cuốn sử mở đầu của Trung Quốc: “Phạt Tam Miêu, đầy Tam
Miêu tam phục, ngũ phục…” Lời vua Nghiêu dạy bề tôi: “Ngươi phải ghi nhớ, không
được để Tam Miêu quấy rối Trung Quốc!” Cuốn Kỳ môn độn giáp đại toàn thư ghi:
“Tích nhật Hoàng Đế chiến si Vưu, Trác Lộc kinh kim vị nhược hưu.”(Ngày trước
Hoàng Đế đánh Si Vưu, trận Trác Lộc đến nay chưa chấm dứt.) Thư tịch cũng chép:
vua Thuấn đánh bại bộ tộc Đan Chu (丹朱-người Việt đã bị chinh phục) ở Trung Nguyên
và bộ tộc Hoan Đâu (驩兜) người Miêu Man (苗蠻) (người
Việt tự do ngoài vương quốc) rồi đầy đến vùng suối Đan (丹淵), núi
Sùng (崇山). Dân hai bộ lạc di dời về phía nam, cuối cùng đến miền
sông Uất (鬱水)-sông Tả (左江)… Đấy là ở thời Nghiêu Thuấn, “thời đại
Hoàng Kim”, được ngợi ca là “chúa thánh tôi hiền.” Từ sau thời Chu, hàng triệu
người Tiên Ti, Hung nô vào chiếm đất, mặc sức chém giết… đẩy những đợt sóng người
Việt chạy về nam tìm đường sống. Hoàn toàn không phải chuyện mở rộng nông nghiệp
lãng mạn mà là cuộc chạy trốn cái chết. Một câu hỏi cần đặt ra: phải chăng những
người chạy giặc này “đem nông nghiệp xuống phía nam”? Chuyện lầm lẫn, đảo lộn
trắng đen dai dẳng hàng thế kỷ. 12.000 năm trước, cây lúa được thuần hóa đầu
tiên tại Tiên Nhân Động, Hang Dốc Đứng, Nam Dương Tử rồi theo chân người mở đất
tới Giả Hồ Hà Nam 9000 năm trước. Một sự thật hiển nhiên không ai chối cãi. Vậy
mà hơn 6000 năm sau, những người nông dân Hà Nam chạy loạn trở về bên Tiên Nhân
Động lại được trao cho cái vinh hạnh “đem nông nghiệp xuống phương Nam!” Tại
sao người ta giữ mãi cái ý tưởng sai lầm thô thiển lâu dài đến vậy?
Dù
cánh tay của nhà khảo cổ không với tới khoảng thời gian 40.000 năm sâu thẳm
chìm trong bóng tối thì khảo cổ học cũng góp công đầu trong việc khám phá tiền
sử người Việt. Trong khoảng 150 năm, từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX, do
độc hành nên khảo cổ học có những bước sai lầm chuệch choạc. Nhưng sang thế kỷ
mới, được dẫn dắt bởi di truyền học, khảo cổ đóng góp tuyệt vời cho việc khám
phá tiền sử phương Đông.
II. Cồn
Cổ Ngựa có vai trò thế nào với tiền sử người Việt?
Trong
khi đồng thuận với nhận định 2,4,5,7 chúng tôi xin thảo luận với tác giả những
vấn đề sau:
1. Nhận
định thứ nhất: “Quá trình thuần hóa lúa gạo phát triển đồng thời và độc lập ở
Đông Á, ở Thung lũng Trung và Hạ Dương Tử từ 9000 trước, mặc dù phải đến 6000
năm, có lẽ muộn nhất là 5000 năm cách nay ở vùng hạ lưu thung lũng Yangtze,
thay vì săn bắn hái lượm, đã phát triển.”
Chúng
tôi cho rằng nhận định trên không phù hợp với thực tế. Từ nhiều bằng chứng khảo
cổ, di truyền và ngôn ngữ học cho thấy, 40.000 năm trước, người từ Việt Nam đi
lên Quảng Đông. Sau khi tăng số lượng, người từ Quảng Đông lan tỏa ra khắp Đông
Á. Cây lúa từ Động Người Tiên, Hang Dốc Đứng theo chân người mở đất đi lên Giả
Hồ 9000 năm trước, Hà Mẫu Độ, Ngưỡng Thiều 7000 năm trước… Như vậy, cây lúa từ
cái nôi ở Nam Dương Tử, lan tỏa ra toàn Đông Á, tới những nơi khác nhau theo thời
gian khác nhau. Do được người Lạc Việt thuần hóa đầu tiên ở Tiên Nhân Động rồi
mang đi theo bước chân mở đất, cây lúa ở Đông Á phát triển không đồng thời và
không độc lập.
2. Nhận
định thứ 3. “Những người nông dân đầu tiên này có kiểu hình (cranio-facally và
răng) khác biệt về mặt di truyền với những người hàng xóm săn bắn hái lượm phía
nam của họ, và có lẽ là hậu duệ của người hiện đại (AMH) tới từ phía đông
Siberia 40000 trước…”
Nhận định
như vậy có hai điều sai:
a.
Không phải những người từ miền Trung Hoàng Hà xuống Nam Dương Tử khoảng giữa
thiên niên kỷ III TCN là “nông dân đầu tiên.” Họ là hậu duệ của những nông dân
mang lúa, kê, đồ đá mới và gốm từ Nam Dương Tử lên xây dựng kinh tế nông nghiệp
tại lưu vực Hoàng Hà 9000 năm trước.
b. Họ
cũng không phải là hậu duệ của người Hiện đại xuất hiện ở “phía đông Siberia
40.000 trước.” Cứ liệu di truyền và khảo cổ học cho thấy, “người phía đông
Siberia 40.000 trước” là con cháu của người Điền Nguyên từ Việt Nam lên.
3. Nhận
định thứ 6. “không có sự chuyển đổi tại chỗ từ săn bắn và hái lượm vào nông
nghiệp ở miền nam Trung Quốc và miền bắc Việt Nam, mà là sự thay thế của một lối
sống và dân số liên quan của nó với người khác.”
Về nhận
định này, chúng tôi thấy: Giống như
trong quá khứ lâu dài từ 50.000 - 40.000 năm trước, người Việt vừa săn bắn hái
lượm vừa sở hữu “nền nông nghiệp rau, củ, quả bán thuần hóa.” Phương thức sống
phức hợp này tạo ra khối lượng thức ăn lớn, góp phần làm bùng nổ dân số. Thuần
hóa lúa nước là tiến bộ về kinh tế và văn hóa. Tuy nhiên, do được đảm bảo từ
nguồn lương thực khác, trồng lúa không phải là nhu cầu sống còn của dân cư phía
nam. Vì vậy, trồng lúa chậm được mở rộng. Nhưng từ 4500 năm trước, do khí hậu
biến đổi, số lượng thú săn giảm, hiệu quả
săn bắn thấp, nhu cầu lương thực thay thế tăng lên. Cũng lúc này, xuất hiện những
người nông dân từ phía bắc xuống. Được trợ lực của những người này, dân săn bắn
hái lượm chuyển tới vùng thuận lợi cho trồng lúa. Những khu dân cư kết hợp săn
bắn và trồng lúa ra đời. Phương thức sống được thay đổi.
Tuy
nhiên, đây hoàn toàn không phải là sự thay thế “dân số liên quan của nó với người
khác.” Chỉ số đa dạng sinh học cao nhất châu Á của người Việt Nam cho thấy, người
Mongoloid phương Nam Núi Thái – Trong Nguồn trở về, chuyển hóa di truyền người
Nam Dương Tử và Đông Nam Á từ Australoid sang chủng Mongoloid phương Nam. Di chỉ
Mán Bạc tỉnh Ninh Bình là thí dụ thuyết phục về quá trình như vậy. Đó là sự
chuyển hóa di truyền kéo dài mà không phải là thay thế dân cư.
4. Nhận
định 8. Việc chuyển đổi sang canh tác không mang lại lợi ích tương đối cũng như
khó khăn cho các cộng đồng cổ đại ở khu vực này trên thế giới.
Theo
chúng tôi, nhận định này cũng không phù hợp thực tế. Cồn Cổ Ngựa, Đa Bút… là những
đại diện cuối cùng của văn hóa đá mới. Tại đây, nền văn minh đá đã đạt trình độ
cao nhất của nó. Những thành tựu quan trong nhất về văn hóa tinh thần của người
Việt đã thành tựu. Cụ thể là nguyên lý âm dương, ngũ hành, Dịch lý, thiên văn,
địa lý, phong thủy… đã trưởng thành. Nhu cầu về một nền văn minh mới xuất hiện.
Việc người vùng Núi Thái-Trong Nguồn trở về, mang nguồn gen mới thay máu cho
dân cư cùng với phương thức sống mới năng động đã nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của con người trên đất Việt Nam để bước sang nền văn minh kim khí
Phùng Nguyên.
Phân
tích trên cho thấy, dù là nhà chuyên môn giầu kinh nghiệm, gắn bó lâu dài với
khảo cổ Việt Nam thì Tiến sỹ Marc Oxenham cũng mới chỉ thấy cây mà chưa thấy rừng,
thiếu cái nhìn quán xuyến về lịch sử văn hóa Việt.
III. Kết
luận
Dù
không thể với tay tới tận cùng thời gian tồn tại của người Việt thì khảo cổ học
vẫn đóng góp phần công lao to lớn trong việc khám phá tiền sử phương Đông. Nhất
là sang thế kỷ mới, được dẫn dắt bởi tri thức di truyền học và sự hỗ trợ của
công nghệ hiện đại, khảo cổ học đã thu được những thành tựu tuyệt vời. Trong bối
cảnh chung đó, chuyên luận của Tiến sỹ Marc Oxenham cùng đồng nghiệp, giống như
việc giải mã trang sách cổ, làm sáng tỏ một giai đoạn vô cùng có ý nghĩa của
quá khứ người Việt. Đó là buổi giao thời, khi người Việt hiện đại Mongoloid
phương Nam – con cháu của lớp người ra đi 40.000 năm trước - từ Núi Thái-Trong
Nguồn trở về, làm thay máu đồng bào và đổi mới kỹ năng sống, góp phần đưa tộc
Việt từ văn minh đá chuyển sang văn minh kim khí của thời đại Phùng Nguyên-Đông
Sơn rực rỡ.
Có lý
do để nói rằng, sau hơn thế kỷ hoạt động, khảo cổ học dường như đã hoàn thành
việc khám phá văn hóa vật thể của người Việt. Nếu không kể “khám phá”: “tiền sử
người Việt kéo dài dến 800.000 năm” gây “chấn động” của thày trò giáo sư Phan
Huy Lê, thì khó còn điều gì để nói! Tuy nhiên, khảo cổ học đã bất lực trong việc
khám phá văn hóa tinh thần - cống hiến lớn lao nhất của người Việt cho nhân loại.
Hy vọng sẽ có những nhà văn hóa, những sử gia uyên bác lịch lãm hoàn thành sự
nghiệp trọng đại này. Nhân đây chúng tôi xin gửi tới Tiến sỹ Marc Oxenham cùng
cộng sự của ông lời cảm ơn chân thành.
* Marc
Oxenham. Between foraging and farming: strategicresponses to the Holocene
Thermal Maximum in Southeast
Asiahttps://www.researchgate.net/publication/327171760_Between_foraging_and_farming_Strategic_respOnses
Tài liệu
tham khảo.
1.
Y.J. Chu et al. Genetic relationship of populations in China
Proceedings of the …, 1998 - National Acad
Sciences.
2.
Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB. DH&THCN. H, 1983.
Sài Gòn, 23.10. 2019
MỘT GIẢ
THUYẾT VỀ NHÀ NƯỚC VĂN LANG
Trong
khi tìm lại cội nguồn, chúng tôi gặp vấn đề khó khăn nhất, bí ẩn nhất là nhà
nước Văn Lang. Thư tịch Trung Hoa, kho tàng vô giá giúp tìm lại quá khứ
không ghi chép dù chỉ một lần. Chúng ta chỉ gặp ở truyền thuyết rồi từ truyền
thuyết được ghi thành văn bản muộn mằn về sau trong các sách đậm màu huyền thoại:
Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh… Đã có thời theo chủ thuyết duy vật
lịch sử, chúng ta không tin vào truyền thuyết. Nhưng rồi sự thật cho thấy, có
những việc của truyền thuyết lại thật hơn nhiều trang sử. Truyền thuyết nói với
ta rằng, “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang…” Ta hiểu đó là nhà nước
xuất hiện trước khi dân tộc bước vào thời có sử, một giai đoạn có ý nghĩa quyết
định đối với lịch sử dân tộc. Nếu không hiểu thấu đáo về thời kỳ này, mọi cuốn
sử trở nên thiếu cơ sở. Để chứng minh Văn Lang có thật, các nhà chép sử Việt
Nam hiện đại đã dựa vào sách Đại Việt sử lược của tác giả khuyết danh, dựng lên
nhà nước Văn Lang được thành lập 700 năm TCN tại đồng bằng Bắc Bộ. Một Văn Lang
như thế đã vào chính sử, hiện lên sách giáo khoa và trong tin tưởng của nhiều
thế hệ người Việt. Nhưng rồi khi tình cờ khảo sát địa chất thủy văn đồng bằng
sông Hồng, chúng tôi bỗng phát hiện chuyện động trời: 700 năm TCN, đồng bằng
sông Hồng còn chìm trong nước biển của vịnh Hà Nội. Chỉ tới 300 năm TCN,
khi nước biển rút, phần quan trọng nhất của đồng bằng mới hiện ra để người dân
tới khai thác (1). Những địa danh như
Văn Lang, Giao Chỉ… mới hình thành từ đầu
Công nguyên. Làm sao mà có một nhà nước ở nơi như vậy? Nhưng truyền thuyết, tâm
linh dân tộc luôn hướng về nhà nước buổi ban đầu… Chúng tôi xin đưa ra một giả thuyết về nhà nước
Văn Lang.
40.000
năm trước, đang trong Kỷ Băng hà, nhưng lúc này phía Bắc bớt lạnh. Người từ Việt
Nam đi lên Quảng Đông. Tiếp tục săn bắn hái lượm trên băng giá nhưng người Việt
cũng trồng nhiều loại rau, củ, quả theo phương thức bán thuần hóa. Nhờ đó nguồn
thức ăn được cung cấp nhiều thêm, đời sống được cải thiện và nhân số gia tăng.
Người Việt lan tỏa ra khắp Hoa lục. Khoảng 20.000 năm trước, tại Tiên Nhân Động
tỉnh Giang Tây, cách biên giới Việt Nam hôm nay hơn trăm cây số, người Việt chế
ra đồ gốm đầu tiên, bước vào giai đoạn ăn chín uống sôi. Trong số thực vật
hoang dại được dùng làm thức ăn, ngày càng nhiều thêm hạt của loài lúa hoang
Oryza nivara. Cùng với thu hoạch hạt lúa tự nhiên, con người tiến hành thuần
hóa lúa. 12.400 năm trước, tại đây, cây lúa trồng Oryza sativa ra đời. Có được
cây lúa trồng với năng suất cao và chất lượng tốt hơn là bước tiến quan trọng của
canh tác nông nghiệp. Cùng với cây kê và giống gà, giống chó được thuần hóa từ
trước, người Việt đưa nông nghiệp lên lưu vực Dương Tử và Hoàng Hà. 9000 năm
trước, văn hóa nông nghiệp Giả Hồ, Hà Nam được xây dựng. Cùng với dụng cụ đá
mài bóng tinh xảo, người Việt chế tác đồ gốm đen trình độ nghệ thuật cao, mỏng
như vỏ trứng. Lượng lúa dư thừa, rượu gạo được nấu, đem ngâm với táo gai và mật
ong thành rượu vang. Nghề nuôi tằm xuất hiện. Khai quật ngôi mộ 8500 năm trước,
các nhà khảo cổ tìm được protein tơ tằm cho thấy lụa được dùng cho may mặc.
Phát hiện những chiếc sáo bốn lỗ, sáu lỗ và tám lỗ làm bằng xương chim hạc, có
chiếc đến nay còn thổi được, cho thấy hoạt động âm nhạc của người xưa. Cũng lần
đầu tiên tại đây tìm thấy những chữ tượng hình như chữ Nhật, chữ Mục, chữ Bát,
số 20… khắc trên xương thú hay yếm rùa. Văn hóa Giả Hồ là văn hóa tiêu biểu sớm
nhất của người Việt. 7000 năm trước xuất hiện di chỉ văn hóa nông nghiệp lớn Hà
Mẫu Độ vùng cửa sông Dương Tử. Cũng 7000 năm trước ra đời văn hóa nông nghiệp
trồng kê Ngưỡng Thiều ở miền Trung Hoàng Hà. Đây là di chỉ văn hóa lớn, đồ đá,
đồ gốm tinh xảo. Ở phía Đông Nam trồng lúa, phía Tây Bắc do khí hậu khô của
vùng cận sa mạc nên kê là cây trồng chủ lực với những nhà kho chứa hạt kê trong
những chum vại lớn. Đặc biệt tại di chỉ Bán Pha (Bonfo) tỉnh Sơn Tây, tìm thấy
nghĩa trang với di cốt người Mongoloid phương Nam (South Mongoloid) rất gần với
người Trung Quốc hiện đại. Các nhà khoa học cho rằng đây chính là tổ tiên của
người Hán.
Một
câu hỏi: người ngưỡng Thiều từ đâu ra? Học giả Zhou Jixu, sau khi khảo cứu dân
cư gần gũi quanh vùng, cho rằng đó chỉ có thể là người từ phương Nam lên. (2)
Nhưng trong sách Nhân chủng học Đông Nam Á, nhà nhân học hàng đầu của Việt Nam
Nguyễn Đình Khoa khẳng định: suốt trong thời kỳ đồ đá, Nam Trung Quốc và Đông
Nam Á chỉ duy nhất chủng Australoid mà không có người Mongoloid. (3) Do vậy
không thể có người Mongoloid từ phương Nam lên. Từ khảo cứu của mình, chúng tôi
nhận định: người Mongoloid phương Nam Ngưỡng Thiều chỉ có thể là sản phẩm
lai giữa người Việt chủng Australoid sống ở bờ Nam và người Mông Cổ phương Bắc
(North Mongoloid) sống trên bờ Bắc Hoàng Hà. Do người mẹ Việt sinh ra tại
Nam Hoàng Hà, bú sữa mẹ Việt, nói tiếng Việt và sống trong văn hóa Việt, người
Mongoloid phương Nam là người Việt, sau này được nhân học đặt tên là người
Việt hiện đại. Người Việt trên lưu vực Hoàng Hà nhanh chóng chuyển sang
chủng Mongoloid phương Nam.
Thời kỳ
này người Việt đã trưởng thành về văn hóa: chế tác đồ đá, đồ gốm tinh xảo, nông
nghiệp trình độ cao. Khai quật khu mộ 6500 năm trước tại dốc Tây Thủy trấn Bộc
Dương Hà Nam mà nhiều khả năng là mộ Phục Hy, cho thấy những dấu hiệu trưởng
thành của dịch lý. Dựa theo truyền thuyết, ta có thể tin, vị tổ đầu tiên
có tên tuổi của tộc Việt ra đời cùng với tổ mẫu Nữ Oa.
Trong
những văn hóa khảo cổ trên đất Trung Quốc, văn hóa Lương Chử có ý nghĩa đặc biệt.
Đây là vùng đất thấp cửa sông Dương Tử, rất thuận lợi cho việc đánh cá, chăn
nuôi gia súc và trồng lúa nên nhiều nhân tài vật lực khắp nơi dồn về, trở thành
trung tâm kinh tế văn hóa phát triển cao nhất của phương Đông thời cổ.
Khoảng
3300 năm TCN, nơi đây trở thành kinh đô của nhà nước rộng lớn: phía Bắc giáp
sông Hoàng Hà, phía Đông giáp biển Đông,
phía Tây giáp Ba Thục-Tây Tạng, phía Nam vươn đến miền Trung Việt Nam. Nhà nước
này do Thần Nông, vị vua thần và cũng là tổ của người Việt xây dựng. Theo truyền
thuyết, Đế Minh là cháu của Thần Nông truyền ngôi cho Đế Nghi. Đế Nghi sinh ra
hai con là Đế Lai và Lộc Tục. Đế Nghi cho con cả là Đế Lai cai quản vùng đất
thuộc lưu vực Hoàng Hà, từ Sơn Đông đến Thiểm Tây. Năm 2879 TCN Lộc Tục cai quản
giang sơn phía Nam, lấy hiệu là Kinh Dương Vương, đặt tên nước là Xích Quỷ.
Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Lạc Long Quân. Lạc Long quân truyền
ngôi cho con là Hùng Vương. Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang. Việc
phát hiện hầm ngọc Lương Chử ở Uông Bí Việt Nam chứng tỏ nhà nước Xích Quỷ là
có thực và Việt Nam thuộc về nhà nước Xích Quỷ. Thời gian này lục địa Đông Á có
ba trung tâm kinh tế văn hóa là vương quốc của Đế Lai ở lưu vực Hoàng Hà, nhà
nước của Kinh Dương Vương thuộc lưu vực Dương Tử và nhà nước của Tàm Tùng ở
vùng Ba Thục. (4)
Năm
2698 TCN, người Mông Cổ do Hiên Viên dẫn đầu đánh vào Trác Lộc, chiếm miền
Trung Hoàng Hà của người Việt, lập nhà nước Hoàng Đế. Đế Du Võng (con Đế Lai) tử
trận, nhà nước của Đế Lai tan rã. Một phần bị Hoàng đế chiếm, phần còn lại chia
thành các tiểu quốc hay bộ tộc tiếp tục kháng chiến lâu dài. Do chiến tranh, một
bộ phận người Việt di cư xuống Nam Dương Tử. Thời gian này, lo củng cố và mở rộng
lãnh thổ chiếm được trên lưu vực Hoàng Hà nên Hoàng Đế chưa dám ngòm ngó phương
Nam. Nhà nước Xích Quỷ chi viện cho đồng bào phía Bắc kháng chiến.
Khảo cổ
học phát hiện, năm 2300 TCN do nước biển dâng, kinh đô Lương Chử và phần đất
phía biển bị nhấn chìm. Các nhà khảo cổ cho rằng nhà nước Lương Chử tan rã.
Nhưng đó là nhận định không thực tế. Bởi lẽ, một nhà nước có trình độ phát triển
cao, với diện tích rộng, dân đông, giầu có không lẽ gì chỉ vì mất kinh đô mà sụp
đổ? Trong thực tế lịch sử, việc dời đô là điều bình thường của các quốc gia. Sự
việc có thể xảy ra như sau. Nước biển dâng lên từ từ nên vương triều cùng người
dân sẽ chủ động dời đô. Khảo cổ chỉ phát hiện vật quý trong các mộ táng chứng tỏ
đã có một cuộc di tản thành công. Trong vương quốc Xích Quỷ cố nhiên không chỉ
có duy nhất đô thị Lương Chử mà phải có nhiều thành phố khác. Hùng Vương (Không
ai biết là thứ bao nhiêu) và triều đình phải chọn một địa điểm thích hợp nhất.
Lúc
này nhà nước Hoàng Đế ở phía Bắc chuyển sang thời Đào Đường dưới sự cai trị của
Đế Nghiêu. Qua năm đời vua từ Hoàng Đế, Chuyên Húc, Thiếu Hạo, Đế Khốc đến Đế
Nghiêu, phía Bắc theo phong tục Mông Cổ đã khác phía Nam. Người phía Bắc xem
dân phía Nam là ngoại nhân, ngoại tộc, là Nam Man với ý coi thường. Thấy dân
phía Nam mặc váy nên gọi là người Việt Thường (越裳) hay
Việt Thường thị. Văn Lang cử sứ giả tới thăm Đào Đường và biếu rùa thần. Việc
này được ghi trong sử nhưng do quen với danh xưng Việt Thường nên sách ghi Việt
Thường thị mà không ghi quốc danh Văn Lang. Sách Thông chí của Trịnh Tiều thời
Tống (1127-1279) viết: “Đời Đào Đường, phương Nam có Việt Thường thị qua hai lần
sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn
ba thước, trên lưng có văn Khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về
sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là quy lịch.” Cuốn Thượng Thư đại truyện được
viết đầu thời Hán chép: “Năm Tân Mão đời Chu Thành Vương (1063 – 1026 TCN) có
Việt Thường thị phía nam Giao Chỉ đến kinh đô nhà Chu giao hảo, tặng chim bạch
Trĩ.”
Đó là
hai đoạn văn hiếm hoi xác nhận là có họ (hay nước) Việt Thường xuất hiện từ thời
vua Nghiêu (2300 năm TCN) tới thời Chu (1063 năm TCN). Hậu Hán thư cho biết:
“Sau khi triều Chu suy yếu, nước Việt Thường đã dần dần đoạn tuyệt việc qua lại,”
ta hiểu vì sao Việt Thường không còn được ghi trong sách sử. Công việc bây giờ
là phải giải mã những thông tin này.
Để hiểu
được Việt Thường thị thì trước hết phải xác định được vị trí của nhà nước này.
Dựa theo sách Thượng thư đại truyện: “Ở phía Nam Giao có nước Việt Thường,”
sách Cựu Ðường thư thời Hậu Tấn (thế kỷ thứ X) cho rằng Việt Thường là ở miền
quận Cửu Ðức, tức là từ Hà Tĩnh, Quảng Bình trở vào. Sách Văn hiến thông khảo
thời Nguyên (thế kỷ thứ XIV) lại chú rõ thêm rằng nước Việt Thường xưa, tức là
nước Lâm Ấp, sau là Chiêm Thành. Chính những sách này dẫn hậu thế lạc đường.
Thừa
nhận việc Việt Thường thị cống rùa và chim trĩ cho triều đình Trung Quốc là có
thể tin được nhưng chúng tôi cho rằng, Việt Thường thị không thể ở miền Trung
Việt Nam vì những lẽ sau:
Các
tài liệu nói tới địa danh Giao Chỉ thời Đào Đường (2300 năm TCN) rồi thời Chu
(1063 năm TCN) cho thấy, địa danh Giao Chỉ lúc đó đã có rồi.
Trong khi địa danh Giao Chỉ ở Việt Nam chỉ xuất hiện, vào đời Hán Vũ Đế, năm
111 TCN, sau hơn 2000 năm. Điều này cho thấy: Giao Chỉ thời
Đào Đường và thời Chu hoàn toàn không phải là Giao Chỉ ở Việt Nam! Vì
không có Giao Chỉ trên đất Việt thời Nghiêu, thời Chu nên cũng không thể có Việt
Thường thị phía nam Giao Chỉ.
“Giao
Chỉ nguyên nghĩa là một khái niệm nói về vùng đất phía nam vương quốc của Đường
Nghiêu – Ngu Thuấn. Giao Chỉ đầu thời Chu chính là đất Sở (Hồ Bắc, Trung Quốc).
Giao Chỉ cũng còn gọi là Cơ Chỉ hoặc Cơ Sở, nó hàm nghĩa luôn tên nước Sở thời
Xuân Thu và Chiến Quốc. Giao Chỉ nửa cuối thời Chiến Quốc ở phía nam nước Sở.
Giao Chỉ thời Tần là Tượng Quận, thời Tây Hán là Bắc Bộ Việt Nam. Chỉ đến thời
Đông Hán, Giao Chỉ mới biến thành địa danh cố định và xác thực trên địa đồ,
đóng khung bởi kiến thức thiên văn Tần – Hán.” (5)
Vậy
là, ban đầu, Nam Giao chẳng phải địa danh cụ thể mà chỉ là “cái cột mốc di dộng”
đánh dấu biên địa phương Nam của nhà nước Hoàng Đế, được chuyển dịch ngày càng
xa theo đà bành trướng. Chỉ tới thời Đông Hán, khi không còn khả năng bành trướng
nữa, “cột mốc”mới được đóng xuống Bắc Bộ Việt Nam thành địa danh cố định Giao
Chỉ. Học giả thời Tấn, thời Nguyên sinh sau đẻ muộn, không thể tìm được Việt
Thường, Giao Chỉ trên đất Tàu, mà cũng chẳng biết lai lịch cái tên Giao Chỉ,
bèn đoán mò, viết đại rằng “Việt Thường là Lâm Ấp”! Phân tích trên xác nhận Việt
Thường thị chỉ có ở Nam Dương Tử. Câu hỏi tại sao miền Trung Việt Nam vào thời
Hán lại có huyện Việt Thường, có thể giải thích như sau. Sau khi Văn Lang bị diệt,
dân cư văn Lang cũ di cư về Việt Nam, có những nhóm người đến miền Trung. Những
người này lấy tên Việt Thường đặt cho nơi cư trú mới. Sau đó dân cư đông lên
thành xã rồi thành huyện. Nhà Hán lấy tên đất Việt Thường làm tên huyện. Cũng
do có huyện Việt Thường ở miền Trung mà nhiều người, trong đó có các học giả
Trung Quốc cho rằng có Việt Thường thị ở miền Trung Việt Nam. Họ càng tin hơn
vì có địa danh Giao Chỉ ở đồng bằng Bắc Bộ.
Từ đó
ta có thể suy đoán (vâng, suy đoán) rằng, kế tục Xích Quỷ, nhà nước
Văn Lang vẫn hiện diện ở phía Nam Dương Tử. Từ năm 2300 TCN, kinh Đô Lương Chử
bị chìm, Vua Hùng dời đô tới nơi nào đó trong nước. Chúng tôi đoán nhiều khả
năng về vùng Hồ Động Đình. Sở dĩ chúng tôi có ý tưởng này vì trong truyền thuyết
Lạc Long Quân-Âu Cơ có nhắc tới Cánh Đồng Tương, sông Tiền Đường, hồ Động Đình
(Lạc Long Quân gặp tiên ở Hồ Động Đình và câu hát ru: Gió Động Đình mẹ ru
con ngủ/ Trăng Tiền Đường thức đủ năm canh/ Bổng bồng bông, bổng bồng bông/
Võng điều mẹ ẵm con rồng cháu tiên.) Nhưng xác định cụ thể nơi nào là điều
không đơn giản. Tìm trên “Bản đồ di chỉ đá mới ở Nam Trung Quốc,” chúng tôi thấy
có tới 48 vị trí được ghi số từ 1 tới 48. Chúng tôi chú ý tới năm vị trí, từ 16
tới 20, ở phía Tây và Nam Hồ. Nhưng cụ thể là đâu? Do tìm lại kinh đô cũ của Tổ
tiên là việc thuộc về tâm linh, chúng tôi bèn hỏi con lắc cảm xạ. Con lắc chỉ vị
trí số 19 là di chỉ Thành Đầu Sơn (6). Đó là di chỉ khảo cổ thuộc huyện Lý tỉnh
Hồ Nam, vùng đất cao bên sông Dương Tử. Một thành phố lớn, có người ở từ 6500
năm trước và phát triển rực rỡ nhất khoảng 4300 năm cách nay, dân cư khoảng từ
30 đến 50.000 người, được học giả Trung Quốc nhận định là kinh đô của quốc gia.
Kiểm tra tất cả địa điểm còn lại, con lắc không cho thấy vị trí nào khác, chúng
tôi cho rằng, nhiều khả năng các Vua Hùng đóng đô ở đây khoảng 1500 năm từ thời
vua Nghiêu (2300 TCN) qua thời Thành Vương nhà Chu (1063 TCN) tới lúc thành phố
bị bỏ hoang vào khoảng 800 năm TCN. Để chắc chắn hơn, chúng tôi in một bản đồ, gửi đến nhà ngoại cảm
bậc thầy. Ông dùng máy đo năng lượng cảm xạ dò tìm rồi trả lời: “Số 19 anh ạ!”
Một điều kỳ diệu nữa là khi tôi dò tìm kinh đô cũ của nhà nước Xích Quỷ quanh
vùng Thái Hồ thì tới vị trí số 10, con lắc quay thuận. Đối chiếu vào danh sách
thì đó chính là Lương Chử! Phải chăng chính Tổ tiên linh thiêng đưa đường dẫn lối
cho tôi?
Thành
Đầu Sơn kinh đô Văn Lang cổ?
Kinh đô Thành Đầu Sơn suy tàn vào khoảng 800
năm TCN, nguyên nhân có thể do biến động từ phía Bắc, Vua Hùng dời kinh đô về
Việt Nam?
Khảo cổ
học cho thấy, khoảng năm 2100 TCN, nước biển rút, vùng Lương Chử khô ráo trở lại,
dân các nơi kéo về sinh cơ lập nghiệp, làm nên văn hóa Mã Kiều. Theo sử thì vào
thời gian này, ông Thiếu Khang hậu duệ của vua Vũ tới đây, cắt tóc vẽ mình theo
tục người Việt, sống chan hòa với dân Việt, được tôn làm thủ lĩnh, lập ra tiểu quốc
Việt. Vì ở xa Trung Nguyên, lại nhỏ bé nên không có tiếng tăm gì. Vào thời vua
Câu Tiễn, đánh thắng nước Ngô, làm bá chủ Trung Nguyên, nước Việt tranh chấp
ngày càng tăng với Văn Lang của Vua Hùng. Tiếp đó, nước Sở mạnh lên, uy hiếp
không chỉ nước Việt mà cả Văn Lang. Trước tình thế nguy cấp, vua Hùng buộc phải
di tản. Nhưng ngài đi về đâu? Khảo khắp các di chỉ đá mới ở Nam Trung Hoa,
không thấy nơi nào, chúng tôi dựa theo Ngọc phả Hùng Vương viết “Đoàn người từ
biển đổ bộ vào Rào Rum-Ngàn Hống (Sông Lam – Núi Hồng)… ” Hỏi con lắc “Có đúng
vậy không?” Con lắc quay thuận. Như vậy, khoảng 800 năm TCN, đoàn thuyền của
Vua Hùng tới đóng đô ở vùng Núi Hồng Sông Lam. Từ đây, vua Hùng tiếp tục lãnh đạo
nước Văn Lang gồm Việt Nam và Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay. Rồi nước Sở diệt
nước Việt, thôn tính cả đất của Văn Lang vùng Lĩnh Nam. Tiếp đó là cuộc xâm
lăng của Tần Thủy Hoàng. Vua Hùng Duệ vương lãnh đạo dân Lạc Việt liên kết với
Thục Phán đánh quân Tần. Sau chiến thắng, Thục Phán chiếm ngôi của vua Hùng, lập
nước Âu Lạc rồi dời đô về Cổ Loa. Là người gốc Việt thuộc bộ tộc Tần, tổ tiên
di cư lên Trung Nguyên lập nước Triệu. Khi Triệu bị diệt, ở tuổi 20, Triệu Đà bị
xung lính xuống đánh Lĩnh Nam, làm huyện lệnh Long Xuyên. Trên đất Văn Lang cũ ở
Lĩnh Nam, Triệu Đà nhân nhà Tần sụp đổ, lập nước Nam Việt rồi sáp nhập Âu Lạc
vào Nam Việt. Cai trị Nam Việt, Triệu Đà vẫn theo tục cũ của người Việt nên được
dân ủng hộ. Gần trăm năm Nam Việt, nhà Triệu đã củng cố quan hệ quốc gia vốn có
từ lâu của dân cư Văn Lang dưới thời các vua Hùng. Khi bị người Hán xâm lăng,
dân Văn Lang vẫn hướng về nước cũ.
Năm
39, Hai Bà Trưng là hậu duệ của vua Hùng, có uy tín với dân Văn Lang cũ, đã
liên lạc với những lạc hầu lạc tướng vùng Lĩnh Nam, phất cờ khởi nghĩa và được
hưởng ứng tích cực. Trong 65 thành trì đi theo nghĩa quân thì phần nhiều trên đất
Lĩnh Nam. Xin dẫn một tài liệu quý của Giáo sư Trần Đại Sỹ, “Về Thiên Đài nơi tế
cáo của Đế Minh” (7):
“Tại
thư viện Hồ Nam tôi tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố, nhưng chữ viết
như phượng múa rồng bay, gồm 60 trang. Đầu đề ghi: Thiên đài di sự lục. Trinh
quán tiến sĩ Chu Minh Văn soạn. Trinh quán là niên hiệu của vua Đường Thái
Tông, từ năm Đinh Hợi (627) đến Đinh Mùi (647) nhưng không biết Chu đỗ tiến sĩ
năm nào ? Tuy sách do Chu Minh-Văn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không
còn. Bản này do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khang Hy. Nội dung sách có
ba phần. Phần của Chu Minh Văn soạn, phần chép tiếp theo Chu Minh Văn, của một
sư ni tên Đàm Chi, không rõ chép vào bao giờ. Phần thứ ba chép pháp danh các vị
trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang Hy (1662-1772). Chu Minh Văn là tiến sĩ
đời Đường, nên văn của ông thuộc loại văn cổ rất súc tích, đầy những điển cố
cùng thành ngữ lấy trong Tứ thư, Ngũ kinh cùng kinh Phật. Nhân viên quản thủ
thư viện thấy tôi đọc dễ dàng, chỉ lướt qua là hiểu ngay, ông ta ngạc nhiên
khâm phục vô cùng. Nhưng nếu ông ấy biết rằng, tôi chỉ được học loại văn đó vào
hồi sáu, bảy tuổi thì ông sẽ hết phục. Tài liệu Chu Minh Văn cũng nhắc lại việc
Đế Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên sinh ra Lộc Tục. Vua lập
đàn tại núi này để tế cáo trời đất, vì vậy đài cũng mang tên Thiên đài, núi
cũng mang tên Thiên đài sơn, Minh Văn còn kể thêm: « Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên đài thờ
vua Đế Minh, vua Kinh Đương. Đến thời Đông Hán, một tướng của vua Bà tên Đào Hiển
Hiệu được lệnh rút khỏi Trường sa. Khi rút tới Quế dương ông cùng nghìn quân
lên Thiên đài lễ, nghe người giữ đền kể sự tích xưa. Ông cùng quân sĩ nhất định
tử chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm được núi. Về đời Đường để
xóa vết tích Việt Hoa cùng Nam Bắc, các quan được sai sang đô hộ Lĩnh Nam mới
cho xây chùa tại đây ».
Tôi biết
vua Bà là vua Trưng, còn tướng Đào Hiển Hiệu là em con chú của Bắc bình vương
Đào Kỳ. Ngài Đào Kỳ lĩnh chức Đại Tư mã thời vua Trưng. Tướng Đào Hiển Hiệu tước
phong quốc công, giữ chức Hổ nha đại tướng quân. Nữ tướng Hoàng Thiều Hoa chỉ
huy trận rút lui khỏi Trường sa, hồ Động Đình, đã sai Hiển Hiệu đi cản hậu,
đóng nút chặn ở Thiên đài, đợi quân Lĩnh Nam rút hết, sẽ rút sau. Nhưng Hiển Hiệu
cùng chư quân lên núi thấy di tích thời Quốc tổ, Quốc mẫu, đã không chịu lui
quân, tử chiến, khiến quân Hán chết không biết bao nhiêu mà kể tại đây. Ngoài cổng
chùa có hai đôi câu đối :
Thoát
thân Nam thành xưng sư tổ,
Thọ
pháp Tây thiên diễn Phật kinh.
Hai
câu này ngụ ý ca tụng Thái tử Tất Đạt Đa đang đêm ra khỏi thành đi tìm lẽ giải
thoát sau đó đắc pháp ở Tây thiên, đi giảng kinh.
Tam bảo
linh ứng, phong điều vũ thuận,
Phật
công hiển hách quốc thái dân an.
Hai
câu này là ngụ ý nói: Tam bảo linh thiêng, khiến cho mưa thuận, gió hòa đó là
công lao của nhà Phật khiến quốc thái dân an.
Nơi có
dấu vết Thiên đài còn đôi câu đối khắc vào đá :
Thiên
đài đại đại phân Nam, Bắc.
Lĩnh địa
niên niên dữ Việt Thường.
Nghĩa
là: Từ sau vụ Đế Minh tế cáo ở đây, đài thành Thiên đài, biết bao đời phân ra
Nam, Bắc. Núi Ngũ-lĩnh năm này qua năm khác với dòng giống Việt Thường. Chỗ miếu
thờ của Đào Hiển Hiệu có đôi câu đối :
Nhất
kiếm Nam hồ kinh Vũ đế,
Thiên
đao Bắc lĩnh trấn Lưu Long.
Nghĩa
là :
Một kiếm
đánh trận ở phía Nam hồ Động đình làm kinh tâm vua Quang Vũ nhà Hán. Ý chỉ nữ
tướng Phật Nguyệt đánh bại Mã Viện ở phía Nam hồ Động đình. Một nghìn tay đao
do Hiển Hiệu thủ ở Bắc núi Ngũ lĩnh trấn Lưu Long.
Kết luận
:
« Như
vậy việc Đế Minh tế cáo trời đất là có thật. Vì có Thiên-đài nên thời Lĩnh-Nam
mới có trận hồ Động-đình. Hai sự kiện đó chứng tỏ lãnh địa thời vua Trưng cũng
như Văn Lang xưa quả tới Ngũ lĩnh, hồ Động Đình ».
Lời kể
trong chuyến đi điền dã của học giả Trần Đại Sỹ cho ta thấy, tại tàn tích của
Thiên Đài còn dòng chữ khắc trên đá: Lĩnh địa niên niên dữ Việt Thường.
Đài đá được xây thời Đế Minh. Nhưng dòng chữ
phải được khắc sau này vì là chữ có sau thời Xích Quỷ. Có thể đoán rằng
vào thời Đường, người dân Việt vùng Lĩnh Nam đã khắc câu đối để tưởng nhớ Quốc
Tổ và hướng về nước cũ. Điều này khẳng định người Việt Thường từ xa xưa là chủ
của đất Lĩnh Nam. Dòng chữ cũng gián tiếp nói rằng, đất Lĩnh Nam thuộc về nước
Văn Lang của các Vua Hùng. Tác giả Trần Đại Sỹ còn cho biết, tại Nam Trung Quốc
có tới 200 ngôi đền thờ Vua Bà. Những chứng cứ vững chắc cho thấy Lĩnh Nam là đất
xưa của nước Văn Lang.
Vào đời
Đường, Lý Triều Uy sáng tác tiểu thuyết Liễu Nghị truyện (柳毅傳). Tóm
tắt như sau: “Liễu Nghị là một nho sinh thi trượt, trên đường gặp một thiếu
phụ chăn dê xinh đẹp nhưng dáng vẻ tiều tụy. Người phụ nữ ấy nói rằng mình là
con gái của Long Vương ở hồ Động Đình, vốn lấy con trai thứ của Kinh Xuyên,
nhưng bị bạc đãi, bắt đi chăn dê, nên muốn nhờ Liễu Nghị chuyển thư đến cho cha
để báo tình cảnh của mình. Liễu Nghị đem thư xuống Long cung. Em trai Long
Vương là Tiền Đường giận quá nên giết con trai của Kinh Xuyên, cứu cháu về, rồi
định gả cho Liễu Nghị. Nghị từ chối, xin về, được Long vương ban cho nhiều vàng
bạc châu báu. Sau Liễu Nghị lấy vợ, lần nào lấy xong vợ cũng chết. Con gái Long
Vương thấy vậy bèn nhớ lại duyên cũ, muốn báo đáp bèn hóa làm người con gái
xinh đẹp mà lấy Liễu Nghị làm chồng. Sau hai vợ chồng đều thành tiên.” Liễu
Nghị truyện được coi là một truyện truyền kỳ sớm nhất của Trung Quốc. Từ cuối đời
Đường, truyện đã được lưu hành rộng rãi trong dân gian. Dựa vào lời Ngô Sĩ Liên
trong sách Toàn thư: “Xét Đường kỷ chép: thời Kinh Dương có người đàn bà chăn
dê, tự xưng là con gái út của Động Đình Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ,
viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đình Quân. Thế thì Kinh Xuyên và Động Đình
đời đời làm thông gia với nhau đã từ lâu rồi,” một số học giả cho rằng, Lĩnh
Nam chích quái liệt truyện đã chép lại từ tiểu thuyết thời Đường rồi sau đó Ngô
Sỹ Liên đưa vào sử.
Tuy
nhiên, chúng tôi cho rằng đó là sự suy diễn theo cách nhìn thiếu chiều sâu lịch
sử. Trong khi thực tế là, câu chuyện về Lạc Long Quân-Âu Cơ đã được tiến sĩ Chu
Minh Văn ghi lại trong Thiên đài di sự lục vào năm Trinh Quán thời
Đường Thái Tông (627-647). Cũng theo thời gian, câu chuyện đã thành truyền thuyết
trong dân gian người Việt, từ Nam Dương Tử tới Việt Nam. Từ câu chuyện dân
gian, khi dành lại quyền tự chủ, người tại Việt Nam ghi thành truyện Hồng Bàng
thị trong Lĩnh Nam chích quái rồi vào sử. Trong khi đó, vùng Hoa Nam đã thuộc về
Trung Quốc, người dân dù nhớ nguồn cội cũng không thể ghi vào sử. Dựa vào câu
chuyện tình, nhà nghệ sỹ viết thành tiểu thuyết. Do điều kiện lịch sử cụ thể,
tiểu thuyết ra đời trước. Nhưng cho rằng người Việt chép lại tiểu thuyết Trung
Hoa để tạo dựng nên nguồn cội của mình là cái nhìn chưa thấu đáo. Ngày nay với
khám phá mới về tiền sử người Việt cùng với đoạn ghi chép của Chu Minh Văn, điều
này càng trở nên rõ ràng.
Trước
đây đọc sử, không ít người thắc mắc là vì sao dân Vân Nam rất gần Việt Nam mà
không tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong khi dân Lưỡng Quảng đi theo đông đảo?
Nay có thể trả lời: dân Lưỡng Quảng cùng trong nước Văn Lang với Việt Nam còn
Vân Nam thuộc về nhà nước Ba Thục vốn có sự phân cách từ xưa.
Có một
câu hỏi cần được trả lời: Việt Thường thị quan hệ thế nào với nhà nước Văn
Lang? Ta biết, nhà nước đầu tiên của phương Đông là nhà nước của bộ lạc nên
được gọi theo tộc danh mà chưa có quốc danh. Khi thấy sách cổ viết Bào Hy thị, Thần
Nông thị thì mọi người hiểu là nhà nước của bộ lạc Phục Hy, Thần Nông. Chỉ tới
Kinh Dương Vương, lúc này quốc gia đã lớn, bao gồm nhiều bộ lạc vì vậy lấy tên
một bộ lạc làm tên quốc gia tỏ ra không ổn nên dùng tên Xích Quỷ làm tên nước
chung cho mọi bộ lạc thành viên. Khi dời đô tới vùng hồ Động Đình, trong nội bộ,
dân vẫn gọi nhà nước Văn Lang và Hồng Bàng thị. Nhưng chính trị phương Bắc vào
thời Đào Đường đã ổn định, người Hoa Hạ nhìn xuống phía Nam, thấy sắc dân Việt
chuyên mặc váy nên dùng tên Việt Thường để gọi. Rồi tộc danh này trở thành tên
nước, ghi trong sách sử. Sau khi Văn Lang bị thôn tính, người dân Việt Thường
cũ không nhớ được tên Văn Lang và Hồng Bàng thị mà chỉ biết tới Việt Thường được
ghi trong sách sử nên nhận mình là người Việt Thường để rồi làm thành câu đối
khắc lên Thiên Đài. Người khắc cũng biết rằng, tên Việt Thường (người Việt mặc
váy) là tục danh mang tính kỳ thị, phải do ngoại nhân gọi, không thể do tổ tiên
tự đặt. Tuy nhiên đó là tên duy nhất có trong sách sử nên không thể không dùng.
Trong khi đó, tại Việt Nam, dân vẫn quen gọi quốc danh Văn Lang và Hồng Bàng thị.
Chính vì hai danh xưng khác nhau nên phần đông dân Văn Lang không biết mình còn
có tộc danh Việt Thường. Trong khi người Việt ở Nam Dương Tử không nhớ tổ tiên
mình là Hồng Bàng thị với quốc hiệu Văn Lang. Tuy nhiên, do cùng sống trên một
đất nước của các vua Hùng nên khi nhà tan, nước mất, những “dân ấp dân lân” đã
cùng nổi dậy cứu nước. Rõ ràng, người xưa biết việc này và Ngô Sỹ Liên ghi vào
sử “Nước Việt ta lần đầu tới thăm nhà Chu và tặng chim trĩ trắng” là chính xác.
Việc Hoàng Đế Quang Trung đòi nhà Thanh trả hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây cũng
cho thấy sự thật lịch sử này. Nhưng tác giả Đại Việt sử lược do không đủ thông
tin nên chỉ công nhận Văn Lang theo ranh giới hiện có vì vậy cho rằng “700 năm
TCN, lập nước Văn Lang với 15 bộ trên đất Bắc Việt Nam.” Đáng tiếc là các cán bộ
chép sử ngày nay đã chép sai theo.
Trên
đây là suy đoán của chúng tôi về nước Văn Lang dựa trên tất cả thông tin có được
cho đến hôm nay. Một con rồng bay trên mây đang mất hút về phía chân trời. Thợ
vẽ bất tài là tôi ráng hết sức chỉ vẽ được đến vậy. Xin bạn đọc lượng thứ. Trước
đây, trong bài Việt Thường thị ở đâu, Văn Lang ở đâu? Có viết Việt Thường
cử sứ giả tới nhà Đào Đường là nước Việt tiền thân của Việt Vương Câu Tiễn. Nay
chúng tôi thấy đó là sai lầm vì tiểu quốc của Thiếu Khang chỉ xuất hiện cuối đời
nhà Hạ, khoảng năm 2100 TCN, xin được cải chính.
Sài Gòn, 11.4.2020
Tài liệu
tham khảo.
Hà Văn
Thùy. Xóa bỏ huyền thoại “Nhà nước Văn Lang 2700 năm trước”
Zhou
Jixu. The Rise of Agricultural Civilization in China: The Disparity between
Archeological Discovery and the Documentary Record and Its Explanation.
SINO-PLATONIC PAPERS Number 175
December, 2006
Nguyễn
Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB
DH&THCH, H, 1983
Hà Văn
Thùy. Nhà nước Xích Quỷ từ huyền thoại đến hiện thực. NXB Hội Nhà văn,
H, 2017.
城头山古文化遗址
Trương Thái Du. Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt
Nam.http://123doc.org/document/1905966-mot-cach-tiep-can-nhung-van-de-co-su-viet-nam-truong-thai-du-pha-n-1-pdf.htm)
Trần Đại Sĩ. Về Thiên-đài nơi tế cáo của Đế Minh. -
TIẾNG TRUNG QUỐC MỘT BIẾN THỂ THOÁI HÓA CỦA TIẾNG VIỆT
Năm 1838, tác giả cuốn Nam Việt-Dương Hiệp Tự vị (Dictionarium
Annamitico-Latinum), Giám mục Taberd tuyên bố: “Tiếng Annam là một dạng suy
thoái của ngôn ngữ Hán.” Năm 1912, trong công trình “Các nghiên cứu về ngữ âm lịch
sử của tiếng An Nam” (Etudes sur la phonétique historique de la langue
annamite: Les initiales), Viện sỹ Henri Maspéro khẳng định, tiếng Việt vay mượn
khoảng 75% từ ngôn ngữ Hán.
Có người đề xuất ý kiến xác lập họ ngôn ngữ Annam đã bị phản bác với
lý do: “Không xứng đáng vì vay mượn quá nhiều từ nước ngoài.” Ý tưởng này được
thay bằng họ ngôn ngữ Môn-Khmer. Hơn nửa thế kỷ, các học giả tiên phong như Trần
Trọng Kim, Ngô Tất Tố… đã học theo để dạy cho lớp lớp con dân Việt.
Những lời lẽ có gang có thép của các học giả danh tiếng đã chi phối lâu dài
học thuật nhân loại. Cho đến nay, trong giáo trình của các đại học hàng đầu thế
giới vẫn ghi con số tròn trĩnh: “Tiếng Việt Nam vay mượn khoảng 60% từ ngôn ngữ
Trung Quốc.” Đó là đòn trời giáng đánh vào lịch sử, văn hóa, vào phẩm giá danh
dự của tộc Việt. Nhưng không ai ngờ rằng đó là một trong những sai lầm nghiêm
trọng của phương Tây trên con đường “khai hóa” phương Đông.
Trong 20 năm đầu của thế kỷ XX, khoa học cho thấy sự thật ngược lại: Tiếng
Việt là chủ thể làm nên ngôn ngữ Trung Hoa. Con người và tiếng nói
Trung Quốc được hình thành theo quá trình như sau: 40.000 năm trước, người Việt
cổ mà chủ yếu là người Lạc Việt chủng Indonesian từ Việt Nam đi lên chiếm lĩnh
vùng đất Quảng Đông ngày nay. Tại đây người Việt tăng nhân số rồi lan tỏa ra
toàn bộ Hoa lục. 9000 năm trước xây dựng văn hóa Giả Hồ, 7000 năm trước xây dựng
văn hóa Ngưỡng Thiều trên lưu vực Hoàng Hà… Với một nghĩa nào đó thì người Quảng
Đông là tổ tiên của người Trung Quốc. Lẽ đương nhiên, tiếng Quang Đông (mà gốc
là tiếng Thanh-Nghệ) là nguồn cội của tiếng nói Trung Quốc. Do vậy, tiếng Việt
Quảng Đông cũng thăng trầm cùng với lịch sử Trung Quốc.
Năm 2698 TCN, người Mông Cổ do Hiên Viên dẫn đầu đánh chiếm miền Trung
Hoàng Hà của người Việt, lập nhà nước Hoàng Đế. Tuy chiến thắng quân sự nhưng
do nhân số ít và văn hóa kém phát triển, người Mông Cổ bị người Việt đông đảo đồng
hóa cả về máu huyết lẫn văn hóa, trong đó nổi bật là tiếng nói. Người Mông Cổ học
tiếng nói phong phú của người Việt. Nhưng là người cai trị, họ buộc dân bản địa
phải nói theo cách nói Mông Cổ với thành phần phụ (tính từ, trạng từ) đứng trước.
Thành phần chính (danh từ, động từ) đứng sau. Mặt khác, do cấu tạo của
thanh quản, người Mông Cổ không phát âm được một số âm và âm tiết, như âm “b”,
“đ”, “v”, “r” rung, “ng”, “nh” v.v… nên
buộc phải nói ngọng tiếng Việt. Kẻ thống trị áp đặt cách nói ngọng lên xã hội
khiến cho toàn bộ cư dân vương triều cùng nói ngọng.
Theo dòng chảy lịch sử, từ sau thời Chu, nhiều triệu dân Hung Nô, Tiên Ti từ
phía bắc tràn vào Trung Quốc, khiến cho ngôn ngữ biến chuyển theo tiếng nói các
sắc dân phía Bắc. Tới thời Đường, do tiếng nói các vùng trong đất nước quá khác
biệt tới mức không hiểu được nhau nên triều đình buộc các viên quan khi lâm triều
phải nói tiếng của kinh đô Tràng An. Dân gian gọi là tiếng nói của vua
quan và lần đầu tiên thuật ngữ quan
thoại ra đời. Quan thoại thời Đường được gọi là Đường âm. Sau thời Đường
là sự thống trị lâu dài của người Mông Cổ rồi Mãn Thanh khiến cho tiếng nói
Trung Quốc ngày càng xa gốc Việt để gần hơn tiếng nói của dân phương Bắc. Đến
thời nhà Thanh, tiếng người Mãn Thanh nói ở Bắc Kinh được dùng làm quan
thoại, gọi là Mandarin. Madarin (nói trại của Mãn đại nhân) là dấu ấn của một
thời nô lệ. Thật sự, đó giọng người nước ngoài nói ngọng tiếng Trung Quốc, bị
áp đặt thành tiếng nói chính thức của dân tộc Trung Hoa.
Như vậy, trải gần 5000 năm, tiếng Trung Quốc từ tiếng Việt ban đầu trở
thành quan thoại như ngày nay. Đó là quá trình thoái hóa liên tục, thể hiện
trên các mặt:
a, Nghèo hóa.
a.1. Nghèo về từ vựng
Ta biết, tiếng Lạc Việt cũng như mọi ngôn ngữ từ tổ tiên châu Phi khác, đều
đa âm và không thanh điệu. Ban đầu tiếng Việt Quảng Đông cũng như
vậy và đó cũng là tiếng nói của dân cư lưu vực Hoàng Hà. Nhưng khi chế tác chữ
vuông, do chữ vuông đơn lập, mỗi chữ chỉ ghi được một âm nên những tiếng muốn
được ký tự buộc phải bỏ bớt phần phụ như blời phải bỏ b để thành lời
=> trời => thiên; krong phải bỏ bớt k để thành rong: rồng,
long… Mặt khác tiếng nói có từ lâu nên rất nhiều còn chữ làm ra lại ít nên
không đủ chữ ký âm hết tiếng nói khiến cho một số tiếng không được ký tự, chỉ
được dùng truyền miệng trong dân gian. Lâu dần những tiếng như vậy bị rơi rụng.
Người ta thống kê được khoảng 30% từ vựng gốc Việt ở lưu vực Hoàng Hà bị biến mất.
a. 2. Nghèo về âm điệu.
Tiếng Việt trên Hoa lục liên tục chuyển hóa từ đa âm, vô thanh sang đơn âm
hữu thanh. Căn cứ vào sách Thuyết văn giải tự là cuốn tự điển tiếng Việt
đầu tiên được soạn vào triều Hán thì ở thời điểm này, tiếng Việt có sáu thanh.
Cho tới thời Đường, khi Đường âm ra đời và được mang sang dạy ở Việt Nam thì Đường
âm (ở Việt Nam được gọi là chữ Nho) vẫn có sáu thanh điệu. Nhưng quan thoại Bắc
Kinh hiện nay chỉ còn bốn thanh điệu. Do số thanh điệu giảm nên khoảng cách giữa
các từ thu hẹp khiến cho tiếng Trung Quốc có nhiều từ đồng âm, khi nói rất khó
phân biệt.
b, Ngọng hóa
Cho đến đời Hán, khi cuốn Thuyết văn giải tự ra đời, tiếng nói của người
Trung Quốc vẫn là tiếng Việt chuẩn, được gọi là Nhã ngữ (tiếng nói thanh nhã).
Đến thời Đường, với Đường âm, thì tiếng nói vùng kinh đô Tràng An vẫn là tiếng
Việt chuẩn. Nhưng sau đó, do dân phương Bắc tràn vào và nhất là sau thời đô hộ
của người Nguyên, Thanh, người Trung Quốc buộc phải nói theo quan thoại
Mandarin. Nếu quan thoại thời Đường là tiếng Việt chuẩn của kinh đô Tràng An
thì quan thoại Bắc Kinh là cách nói ngọng tiếng Việt của người ngoại quốc
được áp đặt cho toàn dân Trung Quốc nói theo.
Như vậy, về thực chất, tiếng Trung Quốc ngày nay là sự ngọng nghịu, méo mó
xấu đi của tiếng Việt.
c, Bất tiện hóa.
Quy luật sinh tồn của ngôn ngữ là có sinh và có diệt: có chữ mất đi và chữ
mới ra đời. Nhưng chữ Trung Quốc là chữ đơn lập, không ghép vần, nên việc chế
ra chữ mới cực kỳ khó. Để thích ứng với điều này, người Trung Quốc buộc phải
dùng từ đồng âm là dùng một chữ để ghi nhiều tiếng khác nhau. Việc này khiến
cho một từ có rất nhiều nghĩa khiến cho người nghe không hiểu đúng ý người nói.
Nhiều khi phải viết ra mới hiểu được nhau.
“Thống kê chữ đồng âm khác nghĩa trong Tự điển Tân Hoa bản thứ 10, chúng
tôi thấy 10.000 đơn tự trong sách chỉ có cả thảy 415 âm tiết (không xét thanh
điệu), trong đó 22 âm tiết có 1 chữ4; còn lại 393 âm tiết có nhiều chữ khác tự
hình, khác nghĩa. Tổng số chữ Hán khoảng 80-100 nghìn; đem chia cho 393, suy ra
mỗi âm tiết có hàng chục chữ đồng âm. Như [yi] có 135 chữ, [xi] – 123, [ji] –
122, [yu] – 118, [fu] – 98… Nếu dùng “Từ Hải” để thống kê, do sách có gần 20
nghìn đơn tự nên riêng âm [yì] (thanh điệu huyền) đã có 195 chữ đồng âm [SĐD
tr.442]. Thật bất tiện khi nghe hoặc khi đánh máy một âm [yì], phải từ 195 chữ
chọn ra một chữ cần thiết.” (1)
Mặt khác, để tạo từ mới phải đùng cách đa âm hóa, làm ra những từ có hai đến
ba chữ. Điều này khiến cho câu văn dài dòng. Thể hiện rõ nhất là khi lồng tiếng
cho phim Hồng Kông. Người Hồng Kông nói tiếng Quảng Đông nên chỉ cần 10 từ là đủ
ý. Khi chuyển sang tiếng Bắc Kinh, phải dùng đến 14 – 15 từ, buộc người biên tập
phải cắt bớt để cho lời thoại phù hợp với nhịp của miệng diễn viên.
Trong khi đó ở Việt Nam, do giữ được chữ Nho và Đường âm nên bảo tồn được
toàn bộ tiếng nói của người Việt ở thời Đường. Mặt khác, do sáng tạo ra chữ Nôm
nên Việt Nam cũng giữ được hầu hết những tiếng không được ký tự bằng chữ Nho,
không để mai một. Do có chữ quốc ngữ là chữ ghép vần nên người Việt ghi chép được
tất cả mọi tiếng Việt. Tiếng Việt cũng giữ được sáu thanh. Nhờ vậy, tiếng Việt
không chỉ phong phú về từ vựng mà còn giầu về âm điệu, với sức biểu cảm lớn, xứng
đáng là mẹ của các ngôn ngữ phương Đông (L’Annamite mère des langues) như đề xuất
của nhà ngôn ngữ Henri Frey từ cuối thế kỷ XIX.
Kết luận:
Từ giữa thế kỷ XIX, học giả phương Tây đem nhiều công sức khảo cứu lịch sử
văn hóa phương Đông. Tuy nhiên, do nhận định rằng dân cư châu Á là do người Đứng
thẳng Homo pekinensis sinh ra nên Trung Hoa là trung tâm phát tích của con người
và văn hóa phương Đông. Con người và văn hóa Việt Nam là sản phẩm đồng hóa của
Trung Hoa. Kết quả là tiếng Việt vay mượn hơn 70% ngôn ngữ Trung Hoa… Những tri
thức sai lầm như vậy đã định hình trong bộ nhớ của nhân loại.
Tuy nhiên, sang thế kỷ XXI, khoa học khám phá sự thật ngược lại: người từ
Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa và xây dựng ở đó nền văn minh phương Đông rực
rỡ. Do người Việt sinh ra dân cư Trung Hoa nên tiếng Việt là chủ thể của tiếng
nói Trung Hoa, chữ Việt là chủ thể làm nên chữ viết Trung Hoa… Đúng là, theo thống
kê, trong tiếng Việt có 70% tiếng Hán. Nhưng thực tế, đó là những tiếng Việt được
ký tự nên tồn tại trên đất Trung Hoa. Tiếng Việt Nam bảo tồn được toàn bộ 100%
tiếng nói của người Việt, trong đó có 70% tiếng mà người Trung Quốc giữ được
cùng 30% tiếng mà người Trung Quốc đã đánh mất!
Ngôn ngữ học do các học giả phương Tây xây dựng đã giúp rất nhiều cho khoa
học ngôn ngữ phương Đông. Tuy nhiên, sai lầm của nó cũng vô cùng lớn khi xác định
sai, nguồn gốc cũng như mối quan hệ giữa các ngữ trong khu vực. Những cái được
gọi là gia đình ngôn ngữ Hán-Tạng, Môn-Khmer… không phù hợp thực tế. Hy vọng rằng,
nhân loại, trong đó người Việt Nam, sẽ sớm khảo cứu lại ngôn ngữ
phương Đông để trả lại vai trò mẹ các ngữ (mère des langues) cho tiếng Việt!
Sài Gòn, Xuân Canh Tý
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Hải Hoành. Lạm bàn về tính ghi ý của chữ Hán (Nhân đọc Nghiên cứu
chữ Hán hiện đại của thế kỹ XX) tiasang.com.vn › -van-hoa ›
Lam-ban-ve-tinh--ghi-y-cua-chu-Han-N...
GIẢI MÃ BÍ ẨN MONGOLOID
7000 năm trước, người Việt cổ chủng Australoid mang giống kê, giống lúa, giống
gà, giống chó, công cụ đá mới và công nghệ gốm lên xây dựng văn hóa nông nghiệp
Ngưỡng Thiều ở miền Trung Hoàng Hà. Phía bắc sông là đồng cỏ mênh mông, giang
sơn của dân du mục cao to, nước da sáng, lùa mục súc làm bay lên những đám mây
bụi màu vàng. Người Việt gọi láng giềng phương bắc của mình là NGƯỜI ĐỒNG CỎ.
Sau này, khi tiếp thu giang sơn của tổ tiên Việt, người Hán gọi trại đi thành
NGƯỜI MÔNG CỔ. Theo cách gọi của người Hán, thế giới dùng thuật ngữ MONGOLOID
cho sắc dân sống trên đồng cỏ.
Người Mông Cổ có số phận đặc biệt. Suốt thời đồ đá chỉ là nhóm sắc tộc thiểu
số sống ở vùng giá lạnh phía Bắc. Đông Á hầu như không có dấu chân họ. Nhưng
như có phép thần, sang thời kim khí, thay thế người Australoid chủ nhân 40.000
năm của phương Đông, họ làm cú lội ngược dòng ngoạn mục, trở thành tộc người
duy nhất chiếm lĩnh Đông Á và cũng là tộc người đông nhất thế giới. Nguyên nhân
của hiện tượng này là gì? Đây là bí ẩn lớn của lịch sử nhân loại mà nhiều thế hệ
học giả chưa tìm ra lời đáp. Stephen Oppenheimer dựa vào dấu vết di truyền, đưa
ra thuyết “hai gọng kìm”: Từ vùng đất giữa Pakistan và Ấn Độ, vào trước thời
băng hà cuối cùng, người Mongoloid ven theo rặng Hymalaya lên chiếm lĩnh vùng đất
phía bắc Trung Quốc. Gọng kìm thứ hai, men theo bờ biển Đông Nam Á để đổ bộ vào
Đông Á.(1) Pete Bellwood cho rằng, từ sắc dân Semang Malaysia, người Mongoloid
đi vào châu Á. Tuy nhiên chính ông cũng không thật tin vào thuyết của mình khi
thấy quá nhiều bằng chứng xác nhận người nông dân Trung Quốc từ Đồng bằng Trung
tâm di cư xuống phương Nam. Như vậy cho đến nay, số phận chủng Mongoloid vẫn còn
nguyên bí ẩn.
Trong chuyên luận này, tôi xin trình bày cách lý giải khác.
Từ năm 2005 khi bắt tay vào tìm lại cội nguồn dân tộc Việt, tôi đã gặp “vấn
đề Mongoloid.” Đó là một cửa ải buộc phải vượt qua nếu muốn đi tiếp. Từ toàn bộ
tri thức sinh học, cổ nhân học, khảo cổ và di truyền học có được, tôi đưa ra giả
thuyết:
“70.000 năm trước, hai đại chủng người tiền sử Australoid và Mongoloid từ
châu Phi theo con đường phương Nam tới Việt Nam. Họ đi theo từng nhóm nhỏ khoảng
15 đến 20 người. Tới Việt Nam, đại đa số họ gặp gỡ, hòa thuyết cho ra bốn chủng
người Việt cổ là Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, cùng thuộc nhóm
loại hình Autraloid. Trong khi đó, có một số nhóm Mongoloid, không hiểu vì lý
do nào, đã riêng rẽ đi lên Tây Bắc Việt Nam và dừng lại trước băng hà. Họ sống
cô lập, khép kín tại đây trong suốt 30.000 năm. Khoảng 40.000 năm trước, khi
khí hậu phía bắc ấm lên, họ theo hành lang phía Tây Hoa lục đi lên cao nguyên
Tibet và chiếm lĩnh đất Mông Cổ. Họ sống bằng săn hái cho tới khi Kỷ Băng hà chấm
dứt, vùng Mông Cổ trở thành đồng cỏ, họ thuần hóa gia súc rồi chuyển sang
phương thức sống du mục. Trong khi đó, cũng khoảng 40.000 năm trước, người Việt
cổ từ Việt Nam đi lên Quảng Đông rồi chiếm lĩnh toàn bộ Hoa lục.”
Để hình thành giả thuyết trên, tôi đã dựa vào những bằng chứng:
1. Khảo sát 70 cốt sọ cổ tìm được ở Việt Nam từ thời đồ đá tới thời kim khí
(32.000 tới 2000 năm trước), giáo sư Nguyễn Đình Khoa xác định: “Trong thời
đồ đá, hai đại chủng Australoid và Mongoloid có mặt ở Việt Nam. Họ hòa huyết với
nhau rồi con cháu họ hòa huyết tiếp sinh ra bốn chủng người Việt cổ là
Indonesia, Melanesia, Vedoid và Negritoid, cùng thuộc nhóm loại hình
Australoid. Sang thời kim khí, người Mongoloid xuất hiên vầ trở thành chủ thể
dân cư. Người Australoid biến mất, không hiểu do di cư hay đồng hóa?” (2).
Tài liệu trên nói người Mongoloid và Australoid xuất hiện ở Việt Nam khoảng
30.000 năm trước. Nhưng với những khám phá di truyền học từ đầu thế kỷ XXI, ta
hiểu rằng hai đại chủng di cư tới Việt Nam 70.000 năm cách nay.
2. Nhiều tài liệu di truyền nói rằng, người Mông Cổ phương Bắc cũng từ Đông
Nam Á đi lên (3). Nói Đông Nam Á cũng có nghĩa là nói Việt Nam vì Việt Nam là
nơi người hiện đại có mặt sớm nhất trên đất liền châu Á.
3. Khảo cổ học phát hiện di cốt người Mongoloid ở Lưu Giang Quảng Tây
68.000 năm tuổi. Chứng cứ này không chỉ xác nhận việc người Mongoloid di cư tới
Việt Nam 70.000 mà còn cho thấy, họ đã có mặt tại Tây Bắc Việt Nam.
Từ ba gợi ý trên, tôi đưa ra ý tưởng là, tới Việt Nam, trong khi phần đông
gặp gỡ nhau thì có những nhóm “lạc đàn”: người Australoid đi sang phương Tây, để
lại cốt sọ 63.000 năm trước ở hang Tampaling, Bắc Lào. Cũng có thể có những
nhóm Mongoloid riêng lẻ đi tới Tây Bắc Việt Nam mà bộ xương Mongoloid Lưu Giang
là nhân chứng. Chính từ đây họ đi lên Mông Cổ. Do giữ được bộ gen Mongoloid thuần
chủng nên sau này được gọi là người Mongoloid phương Bắc.
Sau khi xây dựng văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước trên đất Hà Nam, 7000 năm
trước người Việt tiến vào cao nguyên Hoàng Thổ, tạo lập văn hóa Ngưỡng Thiều. Tại
Ngưỡng Thiều Nam Hoàng Hà, diễn ra tiếp xúc giữa hai sắc dân Mông-Việt qua trao
đổi vật phẩm. Chuyện chung đụng nam nữ, kể cả những vụ cướp phá hãm hiếp xảy
ra. Từ đó những con lai Mông-Việt ra đời.
Tới đây cần mở ngoặc để nói sâu hơn về di truyền học. 70.000 năm trước,
trên đất Việt Nam, hai chủng người Mongoloid và Australoid hòa huyết với nhau.
Theo quy tắc đi truyền, khi chủng A lai với chủng B sẽ cho ra ở F1 là 25% số cá
thể mang genome A, 25% cá thể mang genome B và 50% mang genome AB. Theo nguyên
tắc này, trong bốn chủng người Việt cổ được sinh ra đầu tiên (F1), thì người
Indonesian là Mongoloid điển hình. Sau đó con cháu họ hòa huyết tiếp. Nhưng do
số lượng người Australoid đông áp đảo nên trong các thế hệ sau, gen Australoid trội
và Indonesian mang mã di truyền Australoid. Kết quả là toàn bộ người Việt cổ được
xếp vào nhóm loại hình Australoid. Không những vậy, cuộc hòa huyết cũng
khiến cho người Indonesian thành chủng đa số, chiếm 60% dân cư. Tuy cùng là
Australoid nhưng trong chủng Indonesian, lượng máu Mongoloid cao nhất khiến cho
nhiều tính trạng rất gần với chủng Mongoloid. Điều này làm cho học giả Pháp của
Viện Viễn Đông Bác Cổ khi định loại một số cốt sọ đã lầm lẫn giữa hai chủng.
Tôi phải nói kỹ về nguyên tắc di truyền là để dẫn tới ý sau. Người
Indonesian mang lượng gen Mongoloid cao nhất trong các chủng người Việt cổ. Do
vậy, khi nhận thêm gen Mongoloid của người Mông Cổ phương Bắc thì như giọt nước
tràn ly, lượng máu Mongoloid trong bào thai tăng lên, khiến đứa trẻ ra đời mang
mã di truyền của chủng Mongoloid phương Nam. Đến lượt mình, khi lớn lên, có bạn
tình Indonesian, chúng làm cho con của mình cũng mang mã di truyền Mongoloid
phương Nam. Điều này xảy ra như phản ứng dây chuyền, khiến cho số lượng người
Mongoloid phương Nam tăng lên nhanh chóng.
Sở dĩ tôi đưa ra ý tưởng người Mongoloid phương Nam được sinh ra từ sự tiếp
xúc Mông -Việt bên sông Hoàng Hà là vì, tại di chí Bán Pha tỉnh Sơn Tây thuộc
văn hóa Ngưỡng Thiều, khảo cổ học phát hiện di cốt sớm nhất của người Mongoloid
phương Nam 7000 năm trước. Các học giả Trung Quốc thừa nhận đó là tổ tiên người
Trung Quốc nhưng không biết họ xuất hiện từ đâu? Học giả Zhou Jixu, một người ủng
hộ quan niệm “người từ Tây Bắc du nhập, làm nên dân cư Trung Quốc,” cho rằng họ
từ phía Nam lên (4). Nhưng điều này không đúng vì khảo cổ học xác nhận suốt thời
đồ đá, Đông Nam Á không có người Mongoloid. Từ đó tôi đưa ra nhận định: Người
Mongoloid phương Nam Ngưỡng Thiều chỉ có thể được sinh ra tại chỗ do hòa huyết
giữa người Mông Cổ phương Bắc và người Việt chủng Australoid. Thực tế cũng cho thấy, khi lên chiếm
lĩnh Hoa lục, các nhóm người Việt có xu hướng quần tụ nhau theo từng chủng tộc.
Lưu vực Hoàng Hà là nơi tập trung của người Indonesian. Điều này giúp cho tốc độ
lan truyền của gen Mongoloid tăng nhanh.
Về việc lan truyền của người Mongoloid phương Nam, nhiều học giả cho rằng,
người nông dân Trung Quốc từ đồng bằng miền Trung “mở rộng lúa nước xuống
phía Nam làm nên dân cư phương Nam.” Theo tôi, sự thật như sau. Khoảng
năm 2698 TCN, người Mông Cổ tấn công vào Trác Lộc bờ Nam Hoàng Hà, chiếm đất của
ngời Việt, lập nhà nước Hoàng Đế. Do tị nạn chiến tranh, người Việt buộc phải
di cư xuống Nam Dương Tử. Cuộc xâm lăng của Hoàng Đế khốc liệt và kéo dài nên
nhiều lần di tản xảy ra, tạo thành những đợt sóng di cư, đưa người từ phía Bắc
xuống Nam Trung Hoa và Việt Nam. Người di cư mang nguồn gen Mongoloid tới, chuyển
hóa di truyền dân cư phương Nam sang chủng Mongoloid phương Nam. Khảo cổ xác nhận,
từ 2000 năm TCN, toàn bộ dân cư Việt Nam là Mongoloid phương Nam. Tới đầu Công
nguyên, hầu hết dân cư Đông Nam Á chuyển thành Mongoloid phương Nam. Thực tế,
như nghĩa trang ở Mán Bạc tỉnh Ninh Bình 2000 năm TCN có hài cốt người
Mongoloid bên cạnh hài cốt người Australoid (5), cho thấy, hai chủng người đã
chung sống hòa thuận bên nhau. Điều này chứng tỏ không có việc chiếm đất thay
thế dân cư mà là chuyển hóa di truyền diễn ra hòa bình. Một lý lẽ khác biện
minh cho ý tưởng này là, nếu thay thế dân cư thì người Việt Nam phải là con
cháu của người Đồng bằng miền Trung và do quy luật “chỉ số đa dạng sinh học của
con cái thấp hơn cha mẹ” nên người Việt Nam phải có chỉ số đa dạng sinh học thấp
hơn người Trung Quốc. Các nghiên cứu cho thấy chỉ số đa dạng sinh học của người
Việt Nam cao nhất trong dân cư Đông Á nên không hề có chuyện thay thế dân cư.
Thực tế lịch sử xác nhận, người nông dân phía Bắc là hậu duệ của người Việt đi
lên lưu vực Hoàng Hà từ xa xưa, nay trở về nguồn cội nên chỉ số đa dạng sinh học
thấp hơn người sống tại Việt Nam. Số lượng người trở về nhỏ nên không đủ để làm
giảm chỉ số đa dạng sinh học của người Việt Nam.
Nhân học cũng khám phá: trong bốn chủng người Việt cổ ra đời 70.000 năm trước,
thì với thời gian, hai chủng da đen Vedoid và Negritoid bằng cách nào đó hoàn
toàn rời khỏi Việt Nam. Trên đất Việt chỉ còn
hai chủng Indonesian và Melanesian. Khi được bổ sung nguồn gen Mông Cổ, người
Indonesian chuyển hóa thành chủng Mongoloid điển hình, đó là sắc tộc Kinh, Thái, Tày, Mường, Dao, Hoa… Trong khi
đó chủng Melanesian trở thành dạng Indonesian hiện đại của chủng Mongoloid
phương Nam, gồm người Khmer, Chăm và các sắc dân Tây Nguyên.
Thay lời kết.
Nhận lượng gen nhỏ từ cộng đồng North Mongoloid thiểu số sống trên đồng cỏ
phương Bắc, người South Mongoloid được sinh ra 7000 năm trước. Trong vòng 5000
năm, họ chuyển hóa di truyền người Australoid, trở thành chủ nhân độc tôn của
phương Đông và là chủng người đông nhất thế giới. Sự bí ẩn thần kỳ đã diễn ra
thật đơn giản. 70.000 năm trước, hai đại chủng người tiền sử Australoid và
Mongoloid di cư tới Việt Nam. Trong khi đại đa số họ gặp gỡ hòa huyết, sinh ra
người Việt cổ đầy tự hào hãnh diện làm nên văn hóa phương Đông rực rỡ và là cộng
đồng lớn nhất nhân loại thì vì lý do nào đó mà ta chẳng bao giờ biết được, lại
có nhóm người nhỏ nhoi lưu lạc tới vùng băng giá Tây Bắc Việt Nam rồi đi lên
Mông Cổ để bảo tồn nguồn gen Mongoloid tinh khiết. 7000 năm cách nay, nhận nguồn
gen từ nhóm người nhỏ nhoi ấy, chủng Mongoloid phương Nam ra đời rồi làm cuộc lội
ngược dòng ngoạn mục, thay thế tổ tiên Australoid của mình, trở thành chủ nhân
của đất đai và nền văn minh rực rỡ phương Đông. Ngẫu nhiên hay là có bàn tay sắp
đặt kỳ diệu của Tạo Hóa? Xin bạn đọc cùng suy ngẫm?
Tài liệu tham khảo.
Stephen Oppenheimer. Out of Eden:
The peopling of the world. Constable Robinson. 2003
Nguyễn Đình
Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB
DH&THCN. H,1983.
J.Y. Chu et al. Genetic relationship of population in China. Proc.
Natl. Acad. Sci. USA 1998 N. 95 tr. 11763-11768.
Zhou Jixi: The Rise of Agricultural Civilization in China.
SINO-PLATONIC PAPERS Number 175 December, 2006.
Marc F. Oxenham et al. Man Bac: The Excavation of a Neolithic Site in
Northern Vietnam. https://www.jstor.org/stable/j.ctt24hcpx
Sài Gòn, Hè 2020.
TRUNG TÂM “SỬ HỌC BÊN LỀ”:
TẠM CƯ, INTERNET VÀ PHIÊN BẢN MỚI CỦA TIỀN SỬ VIỆT NAM
Liam C. Kelley
TÓM LƯỢC
Cho đến gần đây, hầu như tất cả thông tin về quá khứ dân tộc Việt Nam được
biên soạn bởi các học giả là cán bộ nhà nước, chủ yếu là giáo sư đại học, và được
xuất bản bằng phương tiện truyền thông chính thống. Tuy nhiên, trong những năm
gần đây, các cá nhân đã bắt đầu sử dụng Internet để đưa ra những quan điểm mới
về quá khứ Việt Nam, và trong một số trường hợp đã cho in công trình của họ. Những
nhà sử học nghiệp dư này đã tạo ra một câu chuyện mới về tiền sử người Việt.
Bài tường thuật này trình bày một cái nhìn cực kỳ tích cực về lịch sử tổ tiên
xa xưa của người Việt Nam, xem họ về cơ bản là người sáng lập nền văn minh Đông
Á. Trong khi một số khía cạnh của câu chuyện này lần đầu tiên được đề xuất bởi
nhà triết học Nam Việt Nam Lương Kim Định vào những năm 1960, thì các nhà sử học
nghiệp dư Việt Nam ở hải ngoại vào đầu thế kỷ 21 đã thêm vào những gì họ lập luận
là những phát hiện về khoa học của người Anh. Cuối cùng, các học giả ở Việt Nam
đã truy cập những ý tưởng này thông qua Internet và tổng hợp chúng với các tác
phẩm của các học giả làm việc tại Việt Nam. Sự truyền bá ý tưởng từ miền Nam Việt
Nam vào cộng đồng người di cư và sau đó quay trở lại Việt Nam thông qua
Internet mang đến một cái nhìn sâu sắc, hấp dẫn về cách thức giao tiếp trong kỷ
nguyên số, đã cho phép một số tác giả từ các thế giới bị chia cắt trước đây của
Việt Nam và cộng đồng hải ngoại tìm được tiếng nói chung để thúc đẩy một tầm
nhìn về quá khứ xa xôi của dân tộc, xuất phát từ mong muốn chung để tạo ra một
nền tảng văn hóa và Minh triết sẽ cho phép người Việt phát triển mạnh mẽ trong
thời đại toàn cầu hóa.
GIỚI THIỆU
Vào ngày 14 tháng 7 năm 2012, một Hội nghị chuyên đề đã được tổ chức tại
Văn Miếu ở Hà Nội để kỷ niệm 15 năm ngày mất của triết gia miền Nam Lương Kim Định.1
được tổ chức bởi Trung tâm Minh triêt và
Trung tâm Lý học phương Đông, và bao gồm cả những vị khách danh dự của Đảng Cộng
sản, Quốc hội và học viện. Đây là sự kiện đầu tiên được tổ chức tại Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam để thảo luận về các tác phẩm và ý tưởng của Lương Kim Định.
Sau lễ khai mạc, hội nghị chuyên đề này đã bắt đầu bằng một bài thuyết trình của
nhân vật công cộng Hà Văn Thùy, người đã cho rằng: Từ nửa thế kỷ trước, Kim Định
đã tuyên bố với dự cảm của một nhà tiên tri rằng người Việt chiếm Hoa lục trước
người Trung Hoa và thiết lập một nền văn hóa Việt Nho và Minh triết. Cùng chung
số phận với các nhà tiên tri khác, trong 50 năm qua, Kim Định đã bị gạt bỏ và
chỉ trích! Tuy nhiên, bây giờ thời gian và khoa học cung cấp bằng chứng ủng hộ
Kim Định. Các lý thuyết của ông về Việt Nho và triết lý An Vi đã trở thành kho
báu không chỉ giúp người Việt tái khám phá bản thân ban đầu của họ để có thể
làm mới đất nước Việt Nam, mà còn thắp lên ngọn đuốc trí tuệ giác ngộ để nó tỏa
sáng nhân loại (Vũ 2012). Đối với bất kỳ ai ở ngoài Việt Nam đã nghiên cứu lịch
sử Việt Nam thông qua các kênh học thuật chính thống, các ý tưởng bày tỏ ở đây
rằng tổ tiên của người Việt chiếm lĩnh khu vực ngày nay là Trung Quốc và thiết
lập một nền tảng văn hóa mà giờ đây có thể là kim chỉ nam cho loài người, sẽ là
không quen. Cho dù người ta đã đọc các biên niên sử Việt Nam tiền kỳ bắt đầu bằng
cách truy tìm một dòng dõi chính trị cổ xưa từ nhà cai trị thần thoại Trung Quốc
cổ đại, Thần Nông, đến các nhà cai trị thần thoại Việt Nam, Vua Hùng, hay tri
thức thời thuộc địa của các nhà sử học Pháp, bắt đầu trong khu vực của Việt Nam
ngày nay với sự cai trị của Trung Quốc vào cuối thế kỷ thứ hai trước Công
nguyên, hoặc thậm chí tri thức quốc gia từ Bắc Việt Nam trong những năm 1960 và
1970, đã tìm cách chứng minh rằng có một xã hội tinh vi ở đồng bằng sông Hồng
trước khi tiếp xúc với người Trung Quốc; hoặc các tác phẩm của nhà sử học người
Mỹ Keith Taylor, người có ý tưởng đã chuyển đổi từ quan điểm dân tộc chủ nghĩa
Việt Nam sang cho rằng có quá ít bằng chứng để khẳng định chắc chắn về quá khứ
xa xôi, trong đó không có tác phẩm nào được đưa ra rằng tổ tiên của người Việt
đã chiếm lĩnh khu vực của Trung Quốc ngày nay và thiết lập nền tảng của những
gì cho chúng ta một suy nghĩ như truyền thống văn hóa Đông Á (Ngô 1983 [1479];
Maybon và Russier 1909; Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam 1971; Taylor 1983, 2013)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire